[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX
Câu 2: Em có nhận xét gì về đề tài của tranh dân gian?
Các bài tập cuối bài học
Câu 1: Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc ta?
Câu 2: Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc so với các thế kỉ trước đó?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
(Truyền Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: Nhận xét về đề tài của tranh dân gian:
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên:
Câu 2: Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX như:
Bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bài chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Bài qua đèo ngang bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Bài truyện kiểu của Nguyễn Du:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Câu 2: Đề tài của tranh dân gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là:
* Đề tài của tranh dân gian “ Chăn trâu thổi sáo”, “đánh vật”… các bức tranh “Bà Trưng”, “Bà Triệu”
- Các đề tài thường lấy cảm hứng từ bản chất lạc quan yêu đời của người bình dân Việt Nam
- Các đề tài còn khai thác từ truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Đề tài dân gian vừa phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ của nông dân, vừa thể hiện những nét đặc sắc độc đáo trong nghệ thuật
- Những bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên:
- Ngôn ngữ chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
- Văn hóa dân tộc phát triển đạt đến đỉnh cao, với rất nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng
=> Qua đó chứng tỏ đến cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.
Câu 2: Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc mà ở các thế kỉ trước chưa có được:
- Nghệ thuật ca hát dân ca phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.
=> Từ miền xuôi cho đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
- Nghệ thuật tranh dân gian – đặc biệt là tranh Đông Hồ.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện
=> Chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
- Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị.
- Các pho tượng được dựa theo đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.