[toc:ul]
1. Văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
Trích từ truyện Nôm Bích Câu kì ngộ (từ câu 305 đến câu 360).
Tác phẩm của nhà nho Vũ Quốc Trân, sống khoảng thế kỉ XIX
2. Điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
Sông Tương: nỗi tương tư của nhân vật.
Chúa Đông: biểu tượng cho mùa xuân.
Bát trân: thức ăn ngon.
Bếp trời: Thiên Trù, sao chăm sóc bếp nhà trời.
Ba sinh: tương ứng với kiếp sống của con người.
Tơ trăng: dây tơ hồng của Nguyệt Lão se duyên vợ chồng.
Tác hợp duyên trời: duyên tự trời.
Gieo cầu: phương pháp chọn rể.
Gieo thoi: giữ bản dạy, giữ tiết hạnh.
Mái Tây: sự kiện tình yêu giữa Thôi Oanh và Trương Quân Thụy.
Túc trái: nợ kiếp trước theo Phật giáo.
Vũ y, Nghê thường: trang phục múa.
=> Nguồn gốc của những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”: hầu hết đều mượn những điển tích, điển cố của Trung Quốc, ngoài ra còn mượn các quan niệm từ Phật giáo và Nho giáo (Kinh Thi), sách Chu lễ…
Cốt truyện: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ.
Chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung và tâm trạng nhân vật.
Tú Uyên:
Nho sĩ nghèo, đại diện cho tầng lớp trí thức.
Cuồng nhiệt, si tình, uyên bác, chủ động trong tình cảm.
Giáng Kiều:
Tiên nữ từ trên trời xuống, kì ảo, thủy chung.
Xinh đẹp, tài hoa, tình tế.
Nguồn gốc và ý nghĩa:
Tác phẩm Nôm bác học, sự kết hợp của trí thức và nghệ thuật cao.
Thách thức lễ giáo phong kiến, thể hiện sự tự do trong tình yêu.