[toc:ul]
1. So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học
| Nguyệt cầm | Thời gian | Gai |
Cấu tứ | Sự hòa nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ. | Thời gian và sự bất tử của nghệ thuật và tình yêu. | Hành trình sáng tạo nghệ thuật là hành trình gian khổ để đi tìm cái đẹp. |
Yếu tố tượng trưng | - Nương tử trong câu hát/ đã chết đêm rằm theo nước xanh: Tượng trưng những người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh, sự lẻ loi, cô đơn, bị xã hội lãng quên. - Sao Khuê: Biểu tượng của văn chương, nghệ thuật. - Sự tương giao giữa các giác quan: Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân; Long lanh tiếng sỏi; Bóng sáng bỗng rung mình; Ánh nhạc: biển pha lê. | Những câu thơ còn xanh/ những bài hát còn xanh: Tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn của nghệ thuật và tình yêu. | - Hoa hồng: Tượng trưng cho cái đẹp. - Gai: Tượng trưng cho nỗi đau, sự gian khổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật. |
2. Cái “tôi” và cái “ta”
+ "cái tôi" thường được hiểu là ý thức về bản thân, những giá trị, suy nghĩ, tư tưởng và phẩm chất của cá nhân. Nó có thể được thể hiện thông qua hành động, quan điểm hoặc sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, "cái tôi" có thể trở thành sự ám ảnh, khiến người ta quá tập trung vào chính mình mà bỏ qua những người xung quanh.
+ "Cái ta" thường ám chỉ tinh thần hợp tác, sự đồng cảm và lấy lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Nó có thể được thể hiện qua sự chia sẻ, cộng tác và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, "cái ta" cũng có thể trở thành sự đàn áp và lấn át cá nhân, khiến người ta cảm thấy mất tự do và bị kiểm soát.
=> Vì vậy, mối quan hệ giữa "cái tôi" và "cái ta" phụ thuộc vào cách mà chúng ta cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể.
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong ngữ liệu này là sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + X” ở các dòng thơ:
(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm.
(2) Buồn trông ngọn nước mới sa.
(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu.
(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
=> Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.
- Khi viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng, nên lựa chọn đối tượng phù hợp với năng lực hiểu biết và khả năng tìm kiếm tư liệu để viết bài.
- Ngôn ngữ của bài viết cần rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng, cụ thể.
1. Bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng
Để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng hấp dẫn người nghe, cần chuẩn bị nội dung thú vị, bên cạnh đó có thể kết hợp nhiều phương tiện phi ngôn ngữ, cần có thêm sự tương tác giữa người nói và người nghe để không khí trở nên sôi nổi, hào hứng…
2. Kĩ thuật PMI
- Mấu chốt của kĩ thuật này là khi góp ý cho người khác, trước tiên, cần nêu những điểm tích cực, tiếp theo là nếu điểm cần điều chỉnh và kết thúc bằng cách nếu điều thú vị nhất từ ý kiến/ bài thuyết trình của bạn.
- Tác dụng: Tạo nên tâm lí tiếp nhận ý kiến tích cực cho người được góp ý, mối quan hệ tích cực giữa người góp ý và người được góp ý.