Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 bài 9: Viết văn bản thuyết minh (về đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Viết văn bản thuyết minh (về đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU VỀ KIỂU BÀI

1. Khái niệm

Thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng, giúp người đọc hiểu rõ đối tượng ấy.

2. Yêu cầu của kiểu bài

- Nêu được đối tượng hay quy trình cần thuyết minh.

- Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình.

- Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp.

- Bố cục đảm bảo ba phần:

+ Mở đầu: Nếu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyết minh.

+ Nội dung chính: Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng hay các bước của quy trình hoạt động. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

+ Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình.

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH: NHỮNG THƯỚC PHIM ĐÁNH THỨC KÍ ỨC TUỔI THƠ VÀ TÌNH QUÊ HƯƠNG

1. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản.

- Trước hết, cách mở đầu và kết thúc mà người viết sử dụng trong văn bản hoàn toàn phù hợp, đúng với cấu trúc của kiểu bài thuyết minh.

- Người viết mở đầu văn bản bằng cách giới thiệu tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh- các thông tin liên quan đã làm cho nội dung của đoạn văn bản thuyết minh trở nên rõ ràng, cụ thể, tăng tính thân thiện và gần gũi với độc giả, giúp cho độc giả dễ tiếp cận và hiểu được nội dung của tác phẩm. Và kết thúc bằng việc khẳng định giá trị của tác phẩm nghệ thuật - đối tượng thuyết minh giúp người đọc dễ dàng tóm tắt, tổng hợp lại nội dung và có được cái nhìn tổng quan về tác phẩm.

2. Nội dung của bài thuyết minh

- Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm và những tín hiệu từ công chúng và dư luận.

- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị mà bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mang lại, đó là những thước phim đánh thức ký ức tuổi thơ và tình quê hương.

3. Yếu tố được lồng ghép trong văn bản

- Tác giả lồng ghép toàn bộ các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh của mình:

+ Khi nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố tự sự

+  Miêu tả khi nói về những vẻ đẹp của tác phẩm, khi nói về sự đón nhận của công chúng với tác phẩm

+ Nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.

+ Nghị luận khi bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.

- Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn và bộc lộ được tình cảm của người viết. 

4. Cách sắp xếp nội dung

Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.

III. CHUẨN BỊ VIẾT

* Lưu ý khi chọn đề tài:

- Tác phẩm mà bạn quan tâm, am hiểu, có hứng thú trong việc viết bài thuyết minh.

- Tác phẩm thuận lợi cho bạn trong việc thu thập tư liệu, tìm ý để chuẩn bị cho bài viết.

IV. TÌM Ý, LẬP DÀN Ý

1. Tìm ý

- Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh.

- Kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo, các phương tiện thuyết minh.

2. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí.

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng và lí do cần thuyết minh

- Thân bài: 

+ Tổng quan về đối tượng cần thuyết minh.

+ Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng.

+ Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm đặc biệt, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

- Kết bài: Đánh giá về đối tượng thuyết minh.

3. Viết bài

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 9: Viết văn bản thuyết minh (về đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net