Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  • Luyện tập về Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và sửa được một số lỗi về thành phần câu.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ những lỗi em thường gặp khi viết văn.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Hãy chia sẻ những lỗi em thường mắc phải trong quá trình viết văn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+Lỗi sai chính tả.

+ Lỗi sử dụng từ ngữ không hợp phong cách.

+ Lỗi lặp từ, thừa từ.

+ Lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, viết câu dài lê thê, lủng củng, phát triển thành nhiều thành phần phụ, mở rộng thành phần trọng tâm thông báo làm câu văn lan man, thiếu mạch lạc…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Lỗi về thành phần câu và cách sửa.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về Lỗi về thành phần câu và cách sửa và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản lỗi về thành phần câu và cách sửa.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về lỗi về thành phần câu và cách sửa, thực hiện yêu cầu sau:

+ Lỗi về thành phần câu là gì?

+ Có những lỗi về thành phần câu và cách sửa nào?

+ Theo em, để phát hiện lỗi về thành phần câu, chúng ta cần làm gì? (GV hỏi thêm).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Nhắc lại kiến thức cơ bản lỗi về thành phần câu và cách sửa.

1. Khái niệm lỗi về thành phần câu

- Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ, vụ ngữ, trạng ngữ…

2. Một số lỗi về thành phần câu và cách sửa

a. Thiếu thành phần câu

- Thiếu chủ ngữ: Viết câu thiếu chủ ngữ có thể có nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân phổ biến là người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

ð Cách sửa: thêm chủ ngữ thích hợp với ngữ cảnh.

- Thiếu vị ngữ: Viết câu thiếu vị ngữ có thể có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là người viết, người nói nhằm thành phần biệt lập hay thành phần định ngữ là vị ngữ của câu.

ð Cách sửa: thêm chủ ngữ thích hợp với ngữ cảnh.

- Thiếu chủ ngữ và vị ngữ: Câu thiếu cả hai thành phần chính: Nguyên nhân phổ biến của lỗi này là người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

ð Cách sửa: thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp với ngữ cảnh.

b. Không phân định rõ các thành phần câu

- Chẳng hạn, chúng ta thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.

Ví dụ: Vừa đi học về, con Vện đã chạy ra vẫy đuôi mừng rối rít.

ð Câu này có thể sửa như sau: Vừa đi học về, em đã thấy con Vện chạy ra mừng rối rít.

ð Cách sửa: phân định rõ thành phần câu.

c. Lỗi ngắt câu

- Ngoài những lỗi sai về thành phần câu, đôi khi chúng ta mắc lỗi ngắt câu sai, dùng dấu phẩy, dấu chấm ở những vị trí chưa phù hợp.

3. Cách phát hiện lỗi về thành phần câu

+ Đọc kĩ lại các câu trong bài. Nếu gặp một câu khó hiểu thì nên kiểm tra xem vì sao không hiểu được:

a) Vì vấn đề khó quá, vượt hiểu biết của bản thân?;

b) Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?;

c) Vì câu thiếu thành phần chính?;

d) Vì câu thiếu lô gích?.

+ Tìm biện pháp sửa lỗi. Nếu câu thiếu thành phần thì đó là thành phần nào? Nên sửa bằng cách nào:

a) Bổ sung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu;

b) Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu;

c) Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về lỗi về thành phần câu và cách sửa.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập lỗi về thành phần câu và cách sửa.

  1. Sản phẩm:

- Phân tích tác dụng, giải thích ý nghĩa của lỗi về thành phần câu và cách sửa.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập vận dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Bài 1. Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.

  1. a) Qua hình tượng Chí Phèo cho ta thấy Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đoạ của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.
  2. b) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo nên một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.
  3. c) Với hình tượng Chí Phèo đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.
  4. d) Từ những ví dụ vừa dẫn cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.

Bài 2: Những câu sau đây đều mắc lỗi về thành phần câu. Hãy xác định kiểu lỗi, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi.

  1. a) Trong thời kì văn học 1930 – 1945, thời kì văn học phát triển rực rỡ nhất với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
  2. b) Hàn Mặc Tử, người đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.
  3. c) Chế Lan Viên, người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.
  4. d) Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.

Bài 3: Hãy phân tích và sửa những lỗi dưới đây:

  1. a) Nhìn lên những câu đối treo trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ đến bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
  2. b) Toà soạn đang phối hợp vận động nhiều nguồn tài trợ khác. Để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.
  3. c) Mặc dù Nhà nước đã có chính sách về kinh tế trang trại, tưởng như mọi “rào chắn” đã được tháo dỡ. Thế nhưng bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
  4. d) Chăm lo cho trẻ đến trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Song không thể phủ nhận vai trò chính của người thầy trong việc tạo cho trẻ niềm vui thích, sự hứng thủ trong học tập. Xây dựng môi trường học thân thiện cho học sinh nhằm giúp các em phát huy tiềm năng trong học tập cũng như sinh hoạt, giao tiếp.("")

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày đáp án.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

Bài 1.

a.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa chủ ngữ và trạng ngữ.

- Sửa: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đoạ của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.

b.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa chủ ngữ và trạng ngữ.

- Sửa: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một hệ công dân toàn cầu được tạo nên. Họ năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.

c.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa chủ ngữ và trạng ngữ.

- Sửa: Với hình tượng Chí Phèo, tác giả đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.

d.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa chủ ngữ và trạng ngữ.

- Sửa: Từ những ví dụ vừa dẫn, tác giả cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.

Bài 2:

+ Lỗi: Thiếu cả chủ ngữ. Nguyên nhân dó người viết nói nhầm thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu. 

+ Sửa: Trong thời kì văn học 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập là định ngữ của câu.

+ Sửa: Hàn Mặc Tử là người đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.

+ Sửa: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.

+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. 

+ Sửa: Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng, là thứ tiếng thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.

Bài 3:

  1. Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa các vế trong câu.

Sửa: Nhìn lên những câu đối treo được trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ đến bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

  1. Ngắt câu sai.

Sửa: Tòa soạn đang phối hợp, vận động nhiều nguồn tài trợ khác, để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.

  1. Ngắt câu sai.

Sửa: Mặc dù Nhà nước đã có chính sách về kinh tế, trang trại tưởng như mọi “rào chắn” đã được tháo dỡ. Thế nhưng, bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

  1. Ngắt câu sai.

Sửa: Chăm lo cho trẻ đến trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Song, không thể phủ nhận vai trò chính của người thầy trong việc tạo cho trẻ niềm vui thích, sự hứng thú trong học tập, xây dựng môi trường học thân thiện cho học sinh nhằm giúp các em phát huy tiềm năng trong học tập cũng như sinh hoạt, giao tiếp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay