A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Độ tan là
A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định.
B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định.
C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định.
D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Câu 2: (TH) Cho phương trình phản ứng sau: 4FeS2 + 11O2 → X + 8SO2
X là
A. 4Fe
B. 4FeO
C. 2Fe2O3
D. Fe3O4
Câu 3: (NB) Chọn đáp án không đúng
A. Có 3 bước lập phương trình hóa học.
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
C. Dung dich muối ăn có CTHH là NaCl.
D. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử.
Câu 4: (NB) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Phương trình hóa học gồm ………………. của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế đều bằng nhau.
A. Công thức hóa học.
B. Số lượng nguyên tử.
C. Khối lượng phân tử.
D. Khối lượng hạt nhân nguyên tử.
Câu 5: (NB) Cho phương trình hóa học
4Na + O2 2Na2O
Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O là
A. 1:1:1.
B. 1:2:3.
C. 4:2:1.
D. 4:1:2
Câu 6: (TH) Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 6,5 gam khí hydrogen là
A. 58,5 gam
B. 60,0 gam
C. 45,5 gam
D. 82,0 gam
Câu 7: (TH) Khi đốt than (thành phần chính là carbon), phương trình hóa học xảy ra như sau:
C + O2 CO2.
Nếu đem đốt 3,6 gam carbon thì khối lượng khí CO2 sinh ra sau phản ứng là
A. 6,6 gam.
B. 13,2 gam.
C. 4,4 gam.
D. 11 gam.
Câu 8: (VD) Đốt cháy 3 gam kim loại magnesium trong khí oxygen thu được 5 gam magnesium oxide. Khối lượng oxygen đã tham gia phản ứng là
A. 2 gam
B. 2,2 gam
C. 2,3 gam
D. 2,4 gam
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. (NB) Hãy nêu công thức tính hiệu suất phản ứng
+) Theo khối lượng.
+) Theo số mol.
b. (TH) Cho thanh magnesium có khối lượng là 7,2 gam cháy trong không khí thu được bao nhiêu gam magnesium oxide?
Câu 2. (2 điểm)
a. (VD) Ở 25°C, hòa tan hết 33 gam NaCl vào 150 gam nước được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó.
b. (VDC) Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?
Câu 3. (2 điểm)
a. (VD) Hãy tính tổng hệ số các chất tham gia PTHH của các sơ đồ phản ứng:
FexOy + H2 → Fe + H2O
b. (VDC) Cho sơ đồ phản ứng sau:
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là bao nhiêu?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
| 2. C | 3. D |
|
|
|
| 8. A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2đ) | a. Công thức tính hiệu suất theo khối lượng: H=m'm . 100% Công thức tính hiệu suất theo số mol: H=n'n . 100% b. Số mol MgO tham gia phản ứng là: nMg=mMgMMg = 7,224= 0,3 (mol) PTHH: 2Mg + O2 to→ 2MgO Theo phương trình hóa học: 2 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol MgO Vậy: 0,3 mol Mg ………..…………..………0,3 mol MgO Khối lượng magnessium oxide thu được là: mMgO = 0,3.40 = 12 (gam) | 1đ
1đ
|
Câu 2 (2đ) | a. Áp dụng công thức tính độ tan: S= mctmnước.100 , ta có: Độ tan của NaCl là: S= 33150.100 = 22 (g/100g nước) b. Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là: mHCl= mdd.C%100% = 300 . 2%100% = 6 gam Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là: mdd= mct.100C% = 100% . 612% = 50 gam |
1đ
1đ
|
Câu 3 (2đ) | a. PTHH: FexOy+ yH2 → xFe + yH2O → Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là 1+y b. PTHH: (5x-2y) Fe3O4 + (46x-18y) HNO3 →(15x-6y) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x-9y)H2O → Hệ số đứng trước HNO3 sau khi cân bằng phương trình là 46x-18y. | 1đ
1đ |
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 4. Dung dịch và nồng độ | 1 | 1 ý
| 1 ý | 1 | 2 ý | 2,5 | |||||
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học | 3 | 1 | 1 | 1 ý
| 1 ý
| 5 | 2 ý | 4,5 | |||
Bài 6. Tính theo phương trình hóa học | 1 ý | 2 | 1 ý
| 2 | 2 ý | 3 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 3 | 1 ý | 1 | 2 ý | 2 ý | 8 | 6 ý | ||
Điểm số | 2 | 1 | 1,5 | 1 | 0,5 | 2 | 0 | 2 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 2,5 điểm 25% | 2 điểm 20% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHẢN ỨNG HÓA HỌC | 6 | 8 | ||||
4. Dung dịch và nồng độ | Nhận biết
| - Chỉ ra được khái niệm độ tan. | 1 | C1 | ||
Vận dụng
| - Tính được độ tan của NaCl khi biết nhiệt độ, khối lượng chất tan và khối lượng dung môi. | 1 ý | C2a | |||
Vận dụng cao | - Tính được khối lượng dung dịch khi biết nồng độ phần trăm của các dung dịch liên quan. | 1 ý | C2b | |||
5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
| Nhận biết | - Chọn đáp án không đúng về phản ứng hóa học. - Điền được từ còn thiếu khi nói về phản ứng hóa học. - Chỉ ra được tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phương trình hóa học đã cho. | 3 | C3
C4
C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được sản phẩm còn thiếu của phương trình hóa học đã cho. | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Tính được khối lượng của chất tham gia phản ứng dựa vào Định luật bảo toàn khối lượng. - Tính được tổng hệ số các chất tham gia của phương trình hóa học đã cho. | 1 | 1 | C3a | C8 | |
Vận dụng cao | - Xác định được hệ số của một chất sau khi cân bằng phương trình. | 1 | C3b | |||
6. Tính theo phương trình hóa học | Nhận biết | - Nêu được công thức tính hiệu suất theo khối lượng, số mol. | 1 | C1a | ||
Thông hiểu | - Tính khối lượng nước tạo thành từ các dữ kiện đã cho. - Tính khối lượng khí CO2 từ các dữ kiện đã cho. - Tính số khối lượng MgO tạo ra khi biết khối lượng Mg. | 1 | 2 | C1b | C6
C7 |