1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức nào?
- A. U = U1 = U2.
B. U = U1 + U2.
- C. U = |U1 – U2|.
- D. U = U1 ≠ U2.
Câu 2: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp?
- A. R = R1 = R2.
B. R = R1 + R2.
- C. R = |R1 – R2|.
- D. R = R1 ≠ R2.
Câu 3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có đặc điểm nào?
A. Bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.
- B. Bằng hiệu các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.
- C. Bằng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.
- D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.
Câu 4: Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp có đặc điểm gì?
A. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là như nhau.
- B. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
- C. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
- D. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng nghịch đảo tổng cường độ dòng điện qua mỗi mạch nhánh.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 10 Ω và R2 = 20 Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện. Hiệu điện thế chạy trong mạch là 120 V. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở là
A. 40 A.
- B. 30 A.
- C. 20 A.
- D. 10 A.
Câu 2: Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 15 Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là
- A. 7,5 V.
- B. 3 V.
- C. 5 V.
D. 10,5 V.
Câu 3: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 mắc nối tiếp với R2. Biết R1 = 3 Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1 = 3 V. Cường độ dòng điện chạy qua R2 là
- A. 3 A.
B. 1 A.
- C. 2 A.
- D. 4 A.
Câu 4: Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4 A. Thông tin nào sau đây là không đúng?
- A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15 Ω.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
- C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V.
- D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20 V.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây không đúng?
- A. U = U1 + U2 + …+ Un.
- B. I = I1 = I2 = …= In.
C. R = R1 = R2 = …= Rn.
- D. R = R1 + R2 + …+ Rn.
Câu 2: Mắc nối tiếp hai điện trở R1, R2 vào đoạn mạch có cường độ dòng điện là 3 A thì cường độ dòng điện qua mỗi đầu điện trở là
- A. 6 A.
B. 3 A.
- C. 1,5 A.
- D. 9 A.
Câu 3: Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 4 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là
- A. 3 Ω.
- B. 4 Ω.
- C. 1 Ω.
D. 7 Ω.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một mạch điện có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 24 V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là 6 A. Người ta nối thêm một điện trở Rx vào mạch điện để cường độ giảm xuống còn 2 A. Giá trị Rx có thể là
A. 8 Ω.
- B. 6 Ω.
- C. 4 Ω.
- D. 2 Ω.
Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới. Trong đó điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 15 V. Số chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt là
- A. 5 V và 2 A.
- B. 1 V và 3 A.
- C. 15 V và 3 A.
D. 9 V và 3 A.