Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

  • A. 2 cách.
  • B. 3 cách.
  • C. 4 cách.
  • D. 5 cách.

Câu 2: Khi đưa nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây có hiện tượng gì?

  • A. Xuất hiện dòng điện một chiều.
  • B. Hiện tượng tự cảm.
  • C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • D. Hiện tượng cảm ứng từ.

Câu 3: Dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào?

  • A. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  • B. Duy trì số đường sức từ luôn tăng dần.
  • C. Giữ cho cuộn dây không có đường sức từ đi qua.
  • D. Duy trì số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín không đổi.

Câu 4: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện

  • A. dòng điện cảm ứng.
  • B. dòng điện xoay chiều.
  • C. nam châm điện.
  • D. cường độ dòng điện.

Câu 5: Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn không thay đổi.
  • B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.
  • C. Không có đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm dần về 0.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín nằm yên gần nhau.
  • B. Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín nằm yên xa nhau.
  • C. Di chuyển nam châm vĩnh cửu ra xa cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt nam châm điện trong lòng cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Cần làm gì để duy trì dòng điện cảm ứng?

  • A. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  • B. Duy trì tốc độ quay của cuộn dây trước thanh nam châm.
  • C. Duy trì tốc độ quay của nam châm trước cuộn dây.
  • D. Duy trì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn kín.

Câu 3: Trong mô hình máy phát điện xoay chiều không có bộ phận nào?

  • A. Nam châm.
  • B. Khóa K.
  • C. Đèn LED.
  • D. Đai truyền.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Cho nam châm di chuyển lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín.
  • B. Giữ nam châm cố định và quay đều cuộn dây dẫn kín.
  • C. Giữ nam châm và cuộn dây dẫn kín đứng yên.
  • D. Xoay nam châm gần cuộn dây dẫn kín.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

A black and white drawing of a circle

Description automatically generated

  • A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  • B. Trong thời gian giữ cố định nam châm ở gần vòng dây.
  • C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  • D. Trong thời gian nam châm ở xa vòng dây.

Câu 2: Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

  • A. Máy giặt.
  • B. Bếp từ.
  • C. Tủ lạnh.
  • D. Pin mặt trời.

Câu 3: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

A black and white drawing of a circle

Description automatically generated

  • A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  • B. Trong thời gian giữ cố định nam châm ở gần vòng dây.
  • C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  • D. Trong thời gian nam châm ở xa vòng dây.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Dynamo ở xe đạp là bộ phận tạo ra dòng điện để làm đèn phát sáng. Cấu tạo của dynamo được mô tả như hình vẽ. Theo em, để tạo ra dòng điện xoay chiều ở thiết bị này, ta cần làm gì?

A diagram of a magnet

Description automatically generated

  • A. Nối hai đầu của dynamo với hai cực của acquy.
  • B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm dynamo.
  • C. Làm cho nam châm trong dynamo quay trước cuộn dây.
  • D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc, Trắc nghiệm bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net