Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 16: Dãy hoạt động hóa học

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 16: Dãy hoạt động hóa học Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

  • A. FeSO4.              
  • B. AgNO3.                       
  • C. KNO3.                         
  • D. HCl.

Câu 2: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

  • A. K, Al, Mg, Cu, Fe.         
  • B. Cu, Fe, Mg, Al, K.     
  • C. Cu, Fe, Al, Mg, K.     
  • D. K, Cu, Al, Mg, Fe.                 

Câu 3: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

  • A. Ag.                    
  • B. Mg.                             
  • C. Fe.                               
  • D. Al.

Câu 4: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

  • A. Na, Mg, Zn.       
  • B. Al, Zn, Na.        
  • C. Mg, Al, Na.       
  • D. Pb, Al, Mg.                         

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?

  • A. Cu.                    
  • B. Mg.                             
  • C. Al.                               
  • D. Ag.

Câu 6: Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ni, kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là

  • A. Zn.                     
  • B. Fe.                               
  • C. Ag.                              
  • D. Cu.

Câu 7: Kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

  • A. Ag.
  • B. Au.
  • C. Mg .
  • D. Hg.   

Câu 8: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?

  • A. Al. 
  • B. Ag. 
  • C. Zn. 
  • D. Mg.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?

  • A. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra.
  • B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
  • C. Không hiện tượng.
  • D. Có kết tủa trắng.                         

Câu 2: Cho 1 viên Sodium vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

  • A. Viên Sodium tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu.
  • B. Viên Sodium tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam.
  • C. Viên Sodium tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
  • D. Không có hiện tượng

Câu 3: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2, kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là:

  • A. Na.          
  • B. Mg.          
  • C. Zn. 
  • D. Cu.   

Câu 4: Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2

  • A. Hg.          
  • B. Cu. 
  • C. Fe. 
  • D. Ag.

Câu 5: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo thành Cu kim loại:

  • A. Al, Zn, Fe          .
  • B. Zn, Pb, Au.        
  • C. Mg, Fe, Ag.       
  • D. Na, Mg, Al.   

Câu 6: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hydrogen là

  • A. K, Ca.      
  • B. Zn, Ag.    
  • C. Mg, Ag.   
  • D. Cu, Ba.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Cho lá đồng vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại khối lượng lá đồng thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng so với ban đầu.    
  • B. Giảm so với ban đầu. 
  • C. Không tăng, không giảm so với ban đầu.     
  • D. Giảm một nửa so với ban đầu. 

Câu 2: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:

  • A. T, Z, X, Y.         
  • B. Z, T, X, Y.         
  • C. Y, X, T, Z.         
  • D. Z, T, Y, X.

Câu 3: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

  • A. Dung dịch NaOH dư.              
  • B. Dung dịch H2SO4 loãng.
  • C. Dung dịch HCl dư. 
  • D. Dung dịch HNO3 loãng.             

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ngâm lá sắt có khối lượng 56gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Vậy khối lượng Ag sinh ra là

  • A. 10,8 gam.          
  • B. 21,6 gam.           
  • C. 1,08 gam.           
  • D. 2,16 gam.                               

Câu 2: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho K vào nước.

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho Zn vào dung dịch HCl.

(d) Cho Mg vào dung dịch CuCl2.

(e) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

  • A. 2.                                
  • B. 3.                                 
  • C. 4.                                 
  • D. 5.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 16: Dãy hoạt động hóa học, Trắc nghiệm bài 16: Dãy hoạt động hóa học Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 16: Dãy hoạt động hóa học Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net