Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A. nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
  • D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 2: Đá vôi không được dùng để làm gì?

  • A. lát đường, xây nhà.
  • B. nung vôi, sản xuất xi măng.
  • C. tạc tượng, làm phấn.
  • D. làm phấn trang điểm.

Câu 3: Nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh là

  • A. cát thạch anh, đá vôi, soda.
  • B. đất sét, nước, có hoặc không có cát.
  • C. đất sét trắng, cát trắng, nước, một số hợp chất của kim loại.
  • D. đá vôi, đất sét, chất phụ gia.

Câu 4: Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate. Công thức của calcium carbonate là 

  • A. CaSO3.
  • B. CaCl2.
  • C. CaCO3
  • D. Ca(HCO3)2.

Câu 5: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch, ngói là

  • A. cát thạch anh, đá vôi, soda.
  • B. đất sét, nước, có hoặc không có cát.
  • C. đất sét trắng, cát trắng, nước, một số hợp chất của kim loại.
  • D. đá vôi, đất sét, chất phụ gia.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Cát trắng là nguyên liệu quan trọng để sản xuất:

  • A. Thủy tinh, đồ gốm.
  • B. Thạch cao.
  • C. Chất dẻo.
  • D. Phân bón hóa học.

Câu 2: Phương trình hoá học minh họa phản ứng sản xuất vôi sống từ đá vôi là

  • A. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
  • B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. 
  • C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
  • D. CaCO3 → CaO + CO2.

Câu 3: Phương trình hoá học minh họa phản ứng tạo vôi tôi là

  • A. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
  • B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. 
  • C. CaO + H2O → Ca(OH)2. 
  • D. CaCO3 → CaO + CO2.

Câu 4: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?

  • A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
  • C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
  • D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Để tiết kiệm nhiên liệu khi đun nấu, người ta dùng biện pháp nào sau đây? 

  1. Chẻ nhỏ củi.
  2. Xếp củi chồng lên nhau, càng khít nhau càng tốt.
  3. Phơi củi cho thật khô.
  4. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 2: Vấn đề nào sau đây là sai khi nói về khai thác quặng?

  • A. Cần khai thác nhanh chóng, triệt để.
  • B. Khi khai thác quặng cần chú ý đến an toàn lao động.
  • C. Cần kiểm soát và có biện pháp xử lý chất thải khi khai thác quặng.
  • D. Cần khai thác quặng hợp lý để giữ gìn tài sản quốc gia.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một loại thủy tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2. Công thức biểu diễn thành phần của loại thủy tinh này là

  • A. Na2O.CaO.6SiO2.
  • B. Na2O.CaO.3SiO2.
  • C. Na2O.2CaO.6SiO2.
  • D. Na2O.2CaO.3SiO
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên, Trắc nghiệm bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net