Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong một tế bào lưỡng bội, gene tồn tại thành 

  • A. từng allele độc lập.
  • B. từng cặp allele.
  • C. 3 allele liên kết với nhau.
  • D. 4 allele liên kết với nhau.

Câu 2: Cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau được gọi là 

  • A. hợp tử.
  • B. giao tử.
  • C. giới dị giao tử.
  • D. giới đồng giao tử.

Câu 3: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Cặp NST tương đồng là:

  • A. cặp NST có cùng hình thái và tập hợp gene.
  • B. hai chromatid giống nhau, dính nhau ở tâm động
  • C. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ
  • D. hai chromatid có nguồn gốc khác nhau

Câu 5: Nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là 

  • A. X, Y hoặc Z, W.
  • B. X, A.
  • C. X hoặc Z, W.
  • D. Y hoặc Z.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

  • A. Người nữ.                   
  • B. Người nam.
  • C. Cả nam lẫn nữ.            
  • D. Nam vào giai đoạn dậy thì.

Câu 2: Đặc điểm của nhiễm sắc thể thường là

  • A. có số lượng giống nhau nhưng hình thái khác nhau ở 2 giới đực, cái.
  • B. có số lượng và hình thái khác nhau ở 2 giới đực, cái.
  • C. có số lượng và hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.
  • D. có số lượng khác nhau nhưng hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.

Câu 3: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. giới đực XY, giới cái XX.                         
  • B. giới đực XX, giới cái XY.
  • C. giới đực XY, giới cái XO.                         
  • D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 4: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:

  • A. XX ở nữ và XY ở nam.                   
  • B. XX ở nam và XY ở nữ.         
  • C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.  
  • D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Nhiễm sắc thể có khả năng nhân đôi vì 

  • A. NST là vật chất di truyền cấp tế bào.
  • B. NST là vật chất di truyền cấp phân tử.
  • C. NST chứa ADN có khả năng tự nhân đôi.
  • D. NST mang tính đặc trưng cho loài.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về NST là đúng?

  • A. Bộ NST trong tế bào giao tử là bộ đơn bội (n).
  • B. NST giới tính luôn có dạng XX (cái) và XY (đực).
  • C. NST luôn có hình dạng chữ V.
  • D. Sự nhân đôi ADN không liên quan đến nhân đôi NST.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ở tinh tinh 2n = 48. Số NST đơn bội trong tế bào sinh dưỡng của tinh tinh là 

  • A. 23.
  • B. 24.
  • C. 22.
  • D. 26.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm, Trắc nghiệm bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net