Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 tin học 11 cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 tin học 11 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chọn câu sai.

A. Báo cáo CSDL là một văn bản trình bày thông tin kết xuất từ CSDL, chỉ có thể xem trực tiếp trên màn hình.

B. Nhu cầu xem báo cáo trong công tác quản lí rất lớn.

C. Các hệ quản trị CSDL đều cung cấp công cụ tạo báo cáo tự động và người dùng cũng có thể điều chỉnh bố cục, định dạng báo cáo để nâng cao chất lượng trình bày thông tin.

D. Với những ứng dụng CSDL, người phát triển ứng dụng có thể dùng ngôn ngữ lập trình để thiết kế các báo cáo phù hợp với nhu cầu người dùng.

Câu 2. Để kết hợp dữ liệu từ các bảng có trường chung theo cách ghép nối các bản ghi thoả mãn một điều kiện nào đó, SQL thường sử dụng câu lệnh gì trong mệnh đề FROM?

A. ORDER BY.

B. LINK.

C. GROUP BY.

D. INNER JOIN.

Câu 3. Chọn phát biểu sai về hệ CSDL phân tán.

A. Một CSDL phân tán được lưu trữ phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính.      

B. Hệ CSDL phân tán có tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn so với hệ CSDL tập trung. 

C. Phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức dùng hệ CSDL phân tán.

D. Hệ CSDL phân tán có chi phí cao hơn hệ CSDL tập trung.

Câu 4. Hệ CSDL tập trung phù hợp với:

A. Hệ thống tìm kiếm của Google.

B. Hệ thống quản lí học sinh của trường em.

C. Các hệ thống dịch vụ dựa trên web.

D. Hệ thống thương mại điện tử.

Câu 5. Mỗi hệ CSDL bao gồm mấy lớp?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6. Trong kiến trúc 3 tầng (3-Tier Architecture) của hệ CSDL tập trung, tầng ứng dụng nằm ở tầng mấy?

A. Kiến trúc 3 tầng không có tầng ứng dụng.

B. Tầng 1.

C. Tầng 2.

D. Tầng 3.

Câu 7. Một trong những kiến trúc phổ biến của hệ CSDL phân tán là:

A. Kiến trúc 1 tầng (1-Tier Architecture).

B. Kiến trúc 2 tầng (2-Tier Architecture).

C. Kiến trúc 3 tầng (3-Tier Architecture).

D. Kiến trúc ngang hàng (peer to peer).

Câu 8. Phương án nào không phải là biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL?

A. Giám sát hiệu suất CSDL.

B. Xác thực người truy cập.

C. Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống.

D. Sử dụng tường lửa.

Câu 9. Có mấy loại xác thực người truy cập thường được thực hiện đồng thời?

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 10. Nhà quản trị CSDL có mấy nhiệm vụ chính?

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 11. “Năng lực xác định, kiểm tra và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục các sự cố về CSDL” thuộc kĩ năng nào trong yêu cầu của nghề quản trị CSDL?

A. Kĩ năng giao tiếp.

B. Kĩ năng phân tích dữ liệu.

C. Kĩ năng tổ chức.

D. Kĩ năng giải quyết vấn đề.

Câu 12. Nhà quản trị CSDL cần có khả năng phán đoán sự cố, nhanh chóng khắc phục các sự cố, khôi phục dữ liệu để:

A. Kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn an toàn cho dữ liệu.

B. Đề xuất mở rộng, nâng cấp các khả năng đáp ứng trong CSDL.

C. Giảm thiểu thiệt hại cho tổ chức, đưa các hoạt động với CSDL sớm trở lại bình thường.

D. Có những dự báo tương lai về: không gian lưu trữ của CSDL, công suất sử dụng CSDL.

Câu 13. Chọn câu sai.

A. Mảng có kích thước n thì các phần tử mảng được đánh chỉ số tuần tự từ 1 đến n.

B. Trong bộ nhớ, mảng một chiều được lưu trữ thành một khối các ô nhớ liền kề liên tục, có dung lượng bằng tích kích thước độ dài kiểu dữ liệu.

C. Mảng được sử dụng nhiều vì thời gian truy cập đọc giá trị hay gán giá trị mới cho một phần tử bất kì (đã cho biết chỉ số) là hằng số.

D. Các thông tin có trong khai báo mảng sẽ được máy tính dùng để xác định độ lớn phần bộ nhớ dành cho một biến mảng.

Câu 14. Mảng một chiều được khai báo như một danh sách Python là:

A. A = [[“Toán”, 9.0], [“Vật lí”, 8.5], [“Tiếng Anh”, 9.5]].

B. B = [0, 2, 4, 6, 8].

C. C = [5, 1, 9, “A”].

D. D = [“Java”, “Python”, 10].

Câu 15. Cú pháp khai báo mảng một chiều trong Python là:

A. tên_mảng = array(‘f’, |…|).

B. tên_mảng = array(‘f’, {…}).

C. tên_mảng = array(‘f’, […]).

D. tên_mảng = array(‘f’, (…)).

Câu 16. Hàm median() trong Python có chức năng:

A. Trả về trung bình cộng các phần tử.

B. Trả về kiểu dữ liệu của các phần tử trong mảng.

C. Trả về giá trị xuất hiện nhiều lần nhất trong dãy số.

D. Trả về trung vị.

Câu 17. Mảng hai chiều là:

A. A = [1, 2, 3, 4, 5].

B. B = [[“Ngữ Văn”, 8.5], [“Lịch Sử”, 9.5], [“Địa lí”, 9.0]].

C. C = [“PHP”, “Ruby”, 10].

D. D = [7, 8, 9, “Tiếng Anh”].

Câu 18. Phần tử tại hàng 1 cột 2 của ma trận M= 153240672952108 là:

A. M1[2].

B. M2[1].

C. M0[1].

D. M1[0].

Câu 19. Phương thức dùng để tìm vị trí xuất hiện của phần tử a trong ds là:

A. ds.index(a).

B. ds.find(a).

C. ds.pop(a).

D. ds.append(a).

Câu 20. Quy ước nào đúng khi viết mã giả?

A. Cấu trúc rẽ nhánh (phép lựa chọn) dùng mẫu câu lệnh for … in.

B. Sử dụng các mẫu thụt lùi đầu dòng để đánh dấu kết thúc dãy lệnh tuần tự trong mỗi nhánh rẽ của phép lựa chọn hay trong thân vòng lặp của phép lặp.

C. Lời chú thích bắt đầu bằng dấu “//” cho đến hết dòng.

D. Phép gán dùng dấu mũi tên phải.

Câu 21. Chọn câu sai.

A. Một mô tả thuật toán bằng mã giả thậm chí có thể coi như chương trình khung.

B. Mã giả thường được sử dụng trong sách giáo khoa, giáo trình hay các bài nghiên cứu để mô tả thuật toán.

C. Làm mịn dần các bước mô tả thuật toán là để tiến gần hơn đến các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình.

D. Khi viết mã giả, số lần lặp chưa biết trước được phỏng theo mẫu lệnh for của Python.

Câu 22. Nếu tất cả C phép toán là sơ cấp thì độ phức tạp thời gian là:

A. T(n) = O(1).

B. T(n) = O(0).

C. T(n) = O(n).

D. T(n) = O(n2).

Câu 23. Mô tả thuật toán sử dụng mấy cấu trúc?

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 24. Chọn câu đúng.

A. Thời gian thực hiện cấu trúc vòng lặp được tính bằng số lần lặp cộng với tổng thời gian kiểm tra điều kiện lặp và thời gian thực hiện thân vòng lặp.

B. Phép so sánh với các toán hạng là giá trị cụ thể không được coi là phép toán sơ cấp.

C. Theo định nghĩa, nếu số phép toán sơ cấp cần thực hiện không vượt quá một hằng số C, không phụ thuộc n thì thuật toán có độ phức tạp thời gian là hằng số.

D. Thời gian chạy chương trình không phụ thuộc kích thước dữ liệu đầu vào.

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Cho CSDL gồm hai bảng sau:

AUTHORS

BOOKS

Viết câu lệnh truy vấn SQL để nhận được kết quả như bảng sau:

Câu 2 (1,0 điểm): Mã hoá dữ liệu là gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Mô tả các câu lệnh sau bằng mã giả.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - A

2 - D

3 - C

4 - B

5 - B

6 - C

7 - D

8 - A

9 - C

10 - B

11 - D

12 - C

13 - A

14 - B

15 - C

16 - D

17 - B

18 - C

19 - A

20 - B

21 - D

22 - A

23 - D

24 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(1,0 điểm)

0,5

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Mã hoá dữ liệu là biện pháp bảo mật dữ liệu trong CSDL, là lớp bảo vệ trong trường hợp các biện pháp kiểm soát truy cập đã bị vượt qua. 

Mã hoá dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng khác gọi là bản mã. 

Chỉ những người dùng được uỷ quyền có khoá giải mã mới có thể truy cập được thông tin đó. 

Mục tiêu của mã hoá dữ liệu là để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu kĩ thuật số trong quá trình lưu trữ hoặc trong quá trình truyền lên mạng.

0,25



0,25


0,25


0,25

Câu 3

(2,0 điểm)

if  n < 0:

Trả về False

elif  n = 0hoặc n = 1:

Trả về1

else:

res ← 1

foriin {i | 2 i n}

resres * i

Trả về res


0,5


0,5


0,5


0,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 CÁNH DIỀU


NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu


Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Truy vấn trong CSDL quan hệ (tiếp theo)

1

 

1

  

1

  

2

1

1,5

2. Các loại kiến trúc của hệ CSDL

2

 

3

     

5

 

1,25

3. Bảo vệ an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL

  

2

1

    

2

1

1,5

4. Nghề quản trị CSDL 

  

3

     

3

 

0,75

5. Kiểu mảng và cấu trúc mảng

2

 

2

     

4

 

1,0

6. Mảng hai chiều

2

       

2

 

0,5

7. Thực hành về tệp, mảng và danh sách

  

1

     

1

 

0,25

8. Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính

  

2

  

1

  

2

1

2,5

9. Đánh giá thuật toán

  

3

     

3

 

0,75

Tổng số câu TN/TL

7

17

1

0

2

0

0

24

3

27

Điểm số

1,75

0

4,25

1,0

0

3,0

0

0

6

4

10,0

Tổng số điểm

1,75 điểm

17,5 %

5,25 điểm

52,5 %

3,0 điểm

30 %

0 điểm

0 %

10 điểm

100 %

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 CÁNH DIỀU



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

GIỚI THIỆU CÁC HỆ CSDL

2

9

  

Truy vấn trong CSDL quan hệ (tiếp theo)

Nhận biết

- Các câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng.

 

1

 

C2

  Thông hiểu

- Đưa ra được một vài ví dụ minh hoạ cho việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một số bảng.

 

1

 

C1

    Vận dụng

- Thực hành truy vấn trong CSDL quan hệ.

1

 

C1

 

Các loại kiến trúc của hệ CSDL

  Nhận biết

- Phân biệt được CSDL tập trung và CSDL phân tán.

 

2

 

C3

C4

  Thông hiểu

- Biết được một số kiến trúc thường gặp của hai loại hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán.

 

3

 

C5

C6

C7

Bảo vệ an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL

  Nhận biết

- Tầm quan trọng của an toàn và bảo mật hệ CSDL.

    

  Thông hiểu

- Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn và bảo mật hệ CSDL.

1

2

C2

C8

C9

CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

GIỚI THIỆU NGHỀ QUẢN TRỊ CSDL

0

3

  

Nghề quản trị CSDL

  Thông hiểu

- Một số thông tin cơ bản về nghề quản trị CSDL: các công việc chính; yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; các ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo; nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai.

 

3

 

C10

C11

C12

    Vận dụng

- Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực, …) về một vài ngành nghề liên quan khác trong lĩnh vực tin học.

- Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên.

    

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

1

12

  

Kiểu mảng và cấu trúc mảng

Nhận biết

- Cấu trúc dữ liệu mảng một chiều.

 

2

 

C13

C16

  Thông hiểu

- Biết được một số hàm có sẵn trong Python để thao tác với biến kiểu mảng.

 

2

 

C14

C15

    Vận dụng

- Sử dụng được một số hàm có sẵn trong Python để thao tác với biến kiểu mảng.

    

Mảng hai chiều

Nhận biết

- Cấu trúc dữ liệu mảng hai chiều.

 

2

 

C17

C18

  Thông hiểu

- Thời gian thực hiện các phép toán của mảng.

    

    Vận dụng

- Sử dụng được danh sách để thể hiện mảng hai chiều trong Python.

    

Thực hành về tệp, mảng và danh sách

  Thông hiểu

- Biết được một số hàm xử lí tệp dữ liệu đầu vào, đầu ra.

    

    Vận dụng

- Sử dụng được lát cắt để xử lí mảng, danh sách theo ý muốn.

- Sử dụng được một số hàm xử lí tệp dữ liệu đầu vào, đầu ra.

 

1

 

C19

Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính

Thông hiểu

- Giải thích được sơ bộ phương pháp làm mịn dần trong lập trình.

- Biết được mã giả là gì.

 

2

 

C20

C21

  Vận dụng

- Sử dụng được mã giả làm mịn dần một số thuật toán đơn giản.

1

 

C3

 

Đánh giá thuật toán

  Thông hiểu

- Khái niệm độ phức tạp thời gian của thuật toán. 

- Biết được kí pháp O lớn và các bậc độ phức tạp thời gian.

 

3

 

C22

C23

C24

 

Tìm kiếm google: Đề thi tin học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì tin học 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 2 tin học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tin học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net