Phiếu trắc nghiệm Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề F(ICT) Bài 6: Tạo báo cáo đơn giản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề F(ICT) Bài 6: Tạo báo cáo đơn giản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ Fict. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 6: TẠO BÁO CÁO ĐƠN GIẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Xây dựng báo cáo là gì?

  1. khâu quan trọng đầu tiên bắt đầu việc kết xuất thông tin từ CSDL phục vụ người dùng
  2. khâu quan trọng cuối cùng hoàn tất việc kết xuất thông tin từ CSDL phục vụ người dùng
  3. khâu quan trọng cuối cùng hoàn tất việc kết xuất thông tin của cấp quản lí cơ quan, doanh nghiệp
  4. mỗi khi chạy thực thi báo cáo, thông tin được kết xuất từ dữ liệu cập nhật mới nhất

Câu 2: Báo cáo khác gì so với biểu mẫu?

  1. Người xem báo cáo không sửa đổi được các mục dữ liệu
  2. Người xem báo cáo sửa đổi được các mục dữ liệu
  3. Người xem dữ liệu không sửa đổi được nội dung báo cáo
  4. Người xem dữ liệu sửa đổi được nội dung báo cáo

Câu 3: Đặc điểm của một báo cáo chi tiết là gì?

  1. Dựa trên một mẫu truy vấn riêng tạo bằng crosstab query wizard
  2. Không liệt kê các bản ghi đã chọn, chỉ trình bày các số liệu tổng hợp nhóm theo một chiều nào đó
  3. Hiển thị tất cả các bản ghi đã chọn, được phân nhóm và sắp xếp, có thể thêm số liệu tóm tắt mỗi nhóm
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Đặc điểm của một báo cáo tóm tắt là gì?

  1. Dựa trên một mẫu truy vấn riêng tạo bằng crosstab query wizard
  2. Không liệt kê các bản ghi đã chọn, chỉ trình bày các số liệu tổng hợp nhóm theo một chiều nào đó
  3. Hiển thị tất cả các bản ghi đã chọn, được phân nhóm và sắp xếp, có thể thêm số liệu tóm tắt mỗi nhóm
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Đặc điểm của một báo cáo tóm tắt phân tích nhiều chiều là gì?

  1. Dựa trên một mẫu truy vấn riêng tạo bằng crosstab query wizard
  2. Không liệt kê các bản ghi đã chọn, chỉ trình bày các số liệu tổng hợp nhóm theo một chiều nào đó
  3. Hiển thị tất cả các bản ghi đã chọn, được phân nhóm và sắp xếp, có thể thêm số liệu tóm tắt mỗi nhóm
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Để xây dựng báo cáo, cần biết

  1. sẽ dùng đến những trường dữ liệu nào
  2. chuẩn bị sắp xếp, chọn lọc sẵn từ trước bằng một truy vấn
  3. cả A, B đều đúng
  4. cả A, B đều sai

Câu 7: Để tạo biểu mẫu ta chọn đối tượng nào trên bảng chọn đối tượng?

  1. Queries
  2. Forms
  3. Tables
  4. Reports

Câu 8: Trong Access, ta có thể sử dụng biểu mẫu để

  1. Tính toán cho các trường tính toán
  2. Sửa cấu trúc bảng
  3. Xem, nhập và sửa dữ liệu
  4. Lập báo cáo

Câu 9: Trong Access, muốn tạo biểu mẫu theo cách dùng thuật sĩ, ta chọn

  1. Create form for using Wizard
  2. Create form by using Wizard
  3. Create form with using Wizard
  4. Create form in using Wizard

Câu 10: Trong Access, muốn tạo biểu mẫu theo cách tự thiết kế, ta chọn

  1. Create form in Design View
  2. Create form by using Wizard
  3. Create form with using Wizard
  4. Create form by Design View

Câu 11: Các thao tác thay đổi hình thức biểu mẫu, gồm

  1. Thay đổi nội dung các tiêu đề
  2. Sử dụng phông chữ tiếng Việt
  3. Di chuyển các trường, thay đổi kích thước trường
  4. Cả A, B và C đều đúng

Câu 12: Đâu là các bước tạo biểu mẫu một bản ghi?

  1. Nháy chuột chọn Creat/Form. Access tự động đặt tên tạm dựa trên tên bảng
  2. Sửa lại tên biểu mẫu (nếu cần) trước khi lưu. Nên đặt tên theo nội dung biểu mẫu là gì
  3. Chọn Multiples Items ð DataSheet ð Split Form
  4. Cả A, B

Câu 13: Chỉnh sửa biểu mẫu (thay đổi hình thức biểu mẫu) chỉ thực hiện được ở chế độ

  1. Thiết kế
  2. Trang dữ liệu
  3. Biểu mẫu
  4. Thuật sĩ

Câu 14: Trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta có thể

  1. Sửa đổi thiết kế cũ
  2. Thiết kế mới cho biểu mẫu , sửa đổi thiết kế cũ
  3. Thiết kế mới cho biểu mẫu, xem hay sửa đổi thiết kế cũ
  4. Thiết kế mới cho biểu mẫu, xem hay sửa đổi thiết kế cũ, xem, sửa, xóa và nhập dữ liệu

Câu 15: Biểu mẫu được thiết kế nhằm mục đích gì?

  1. Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng phù hợp để xem
  2. Cung cấp một khuông dạng thuận tiện để nhập và sửa dữ liệu
  3. Cung cấp các nút lệnh để người dùng có thể sử dụng, thông qua đó thực hiện một số thao tác với dữ liệu
  4. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

  1. Chế độ biểu mẫu có giao diện thân thiện, thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu.
  2. Bảng ở chế độ hiển thị trang dữ liệu có thể được sử dụng để cập nhật dữ liệu.
  3. Để làm việc trên cấu trúc của biểu mẫu thì biểu mẫu phải ở chế độ thiết kế.
  4. Có thể tạo biểu mẫu bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp (nháy đúp vào Create form by entering data)

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ bảng hoặc mẫu hỏi
  2. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ bảng hoặc báo cáo
  3. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ mẫu hỏi hoặc báo cáo
  4. Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ mẫu hỏi hoặc biểu mẫu

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Dạng biểu mẫu phổ biến nhất là các biểu mẫu hiển thị dữ liệu cho từng nhóm người dùng
  2. Dạng biểu mẫu phổ biến nhất là biểu mẫu cho người nhập dữ liệu
  3. Dạng biểu mẫu phổ biến nhất là các biểu mẫu cung cấp các nút lệnh
  4. Cả A, B

Câu 4: Muốn nhanh chóng có được biểu mẫu theo ý mình, ta có thể

  1. dùng công cụ thiết kế biểu mẫu tự động, sau đó điều chỉnh thêm để có một biểu mẫu thân thiện, thuận tiện hơn trong sử dụng
  2. dùng biểu mẫu có sẵn trên phần mềm ứng dụng
  3. sử dụng khóa ngoài của bảng để thực hiện ghép nối dữ liệu hai hàng với nhau
  4. sử dụng khóa chính của bảng để thực hiện ghép nối dữ liệu hai bảng với nhau

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Những ứng dụng CSDL lớn và phức tạp, các biểu mẫu như thuộc tính của đối tượng
  2. Những ứng dụng CSDL lớn và phức tạp, các biểu mẫu như chức năng của đối tượng
  3. Những ứng dụng CSDL lớn và phức tạp, các biểu mẫu như một thành phần của phần mềm ứng dụng
  4. Những ứng dụng CSDL lớn và phức tạp, các biểu mẫu như ngôn ngữ lập trình

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về các biểu mẫu cho xem dữ liệu?

  1. Những biểu mẫu cho xem dữ liệu tổ chức theo thứ tự bảng chữ cái
  2. Những biểu mẫu cho xem dữ liệu tổ chức theo thứ tự ngày tháng
  3. Những biểu mẫu cho xem dữ liệu tổ chức theo thứ tự địa chỉ đường
  4. Những biểu mẫu cho xem dữ liệu không cho phép người xem sửa đổi dữ liệu

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Biểu mẫu cho xem dữ liệu chỉ hiển thị dữ liệu người dùng cần hoặc phần dữ liệu được phép xem
  2. Biểu mẫu cho xem dữ liệu hiển thị các bản ghi theo thứ tự sắp xếp của một trường nào đó.
  3. Biểu mẫu cho xem dữ liệu được lọc theo một tiêu chí nào đó và có thể lọc dần nhiều bước
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về chức năng của các thanh trượt?

  1. Các thanh trượt dọc và ngang được dùng để xem những dữ liệu bị khuất trong cửa sổ biểu mẫu
  2. Các thanh trượt dọc và ngang được dùng để chuyển đến xem bản ghi đứng trước hoặc đứng sau bản ghi hiện thời
  3. Các thanh trượt dọc và ngang được dùng để lọc bản ghi theo điều kiện
  4. Các thanh trượt dọc và ngang được dùng để thay đổi các điều kiện lọc, điều kiện sắp xếp ngay trên biểu mẫu

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng về đối tượng Bảng (Table) của Access?

  1. Dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể.
  2. Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng
  3. Giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin
  4. Được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Việc cập nhật dữ liệu trong biểu mẫu thực chất là cập nhật dữ liệu trên bảng dữ liệu nguồn
  2. Việc nhập dữ liệu bằng cách sử dụng biểu mẫu sẽ thuận tiện hơn, nhanh hơn, ít sai sót hơn
  3. Có thể sử dụng bảng ở chế độ trang dữ liệu để cập nhật dữ liệu trực tiếp
  4. Khi tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu thì bắt buộc phải xác định hành động cho biểu mẫu

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước sau để sử dụng CSDL QuanLi_HS, lập báo cáo in danh sách những học sinh trong mẫu hỏi được tạo ra

(1) Lưu báo cáo

(2) Chọn đối tượng Reports, nháy đúp vào mục Create report by using wizard.

(3) Chọn nguồn dữ liệu đưa vào báo cáo (DSHSKHA) và chọn những trường (Hodem, Ten) cần đưa vào báo cáo bằng cách nháy nút .

(4) Không chọn trường để sắp xếp, chọn Next;

(5) Không nhóm dữ liệu, chọn Next;

(6) Chọn cách bố trí các bản ghi và kiểu trình bày báo cáo.

  1. (1) – (2) – (5) – (4) – (6) – (3)
  2. (2) – (3) – (4) – (5) – (6) – (1)
  3. (2) – (3) – (5) – (4) – (1) – (6)
  4. (2) – (3) – (5) – (4) – (6) – (1)

Câu 2: Form with subform(s) là chế độ

  1. Thay đổi nội dung các tiêu đề
  2. Sử dụng phông chữ tiếng Việt
  3. Di chuyển các trường, thay đổi kích thước trường
  4. Tạo biểu mẫu đồng bộ hóa

Câu 3: Linked forms là chế độ

  1. Thay đổi nội dung các tiêu đề
  2. Sử dụng phông chữ tiếng Việt
  3. Tạo biểu mẫu phân cấp
  4. Tạo biểu mẫu đồng bộ hóa

Câu 4: Các thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế, gồm

  1. Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu.
  2. Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề.
  3. Tạo những nút lệnh để đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối…
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Em hãy sắp xếp các bước sau để sử dụng CSDL QuanLi_HS, tạo báo cáo in danh sách học sinh có điểm trung bình mỗi môn từ 6,5 trở lên.

(1) Nháy nút  hoặc chọn lệnh Query → Run để thực hiện mẫu hỏi. Kết quả được kết xuất trên trang dữ liệu của mẫu hỏi.

(2)  Mở CSDL QuanLi_HS;

(3) Bấm chuột chọn vào Queries;

(4) Bấm chuột vào bảng Hoc_sinh trong cửa sổ Show table và chọn lệnh Add;

(5) Bấm chuột vào Create query in Design view;

(6) Bấm chuột vào nút Close để đóng cửa sổ Show table;

(7) Lưu mẫu hỏi với tên DSHSKHA Vào File → Save → Đặt tên cho mẫu hỏi → Nháy OK.

(8) Bấm đúp chuột vào tên trường: Hoten, Ten, Toan, Li, Hoa, Van, Tin. Trên dòng Criteria của cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin gõ biểu thức điều kiện >=6.5;

  1. (3) – (2) – (5) – (4) – (6) – (8) – (7) – (1)
  2. (2) – (3) – (4) – (5) – (6) – (8) – (7) – (1)
  3. (2) – (3) – (5) – (4) – (8) – (6) – (7) – (1)
  4. (2) – (3) – (5) – (4) – (6) – (8) – (7) – (1)

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Từ bảng HOC_SINH trong CSDL QuanLi_HS, tạo một báo cáo để in ra danh sách các học sinh gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ. Em hãy sắp xếp các bước dưới đây để nhóm theo giới tính (nam, nữ) và tính số học sinh nam, số học sinh nữ (sử dụng hàm Count).

(1)  Lưu báo cáo

+ Nhập tên báo cáo là Bai tap 1

+ Bấm chuột chọn Preview the report để xem kết quả của báo cáo;

+ Nháy chuột vào Finish → Thông báo kết quả.

(2) Chọn nguồn dữ liệu đưa vào báo cáo (Hoc_Sinh) và chọn những trường (Hodem, Ten, Ngaysinh, Diachi, GT) cần đưa vào báo cáo bằng cách nháy nút  

(3) Chọn trường GT để nhóm

(4) Chọn cách bố trí các bản ghi và kiểu trình bày báo cáo.

+ Bấm chuột vào Stepped ở mục Layout và chọn Portrait ở Oriention;

+ Bấm chuột vào Next;

+ Bấm chuột vào Bold;

+ Bấm chuột vào Next.

(5) Chọn trường Ten để sắp xếp. Có thể chọn thêm trường Ngaysinh.

(6) Chọn đối tượng Reports, nháy đúp vào mục Create report by using wizard.

(7)  Chỉnh sửa báo cáo chọn Design View; Khi đang trong chế độ thiết kế Design View nháy nút lệnh Print Preview để xem kết quả; Thêm ô Text Box để tính hàm Count cho trường GT.

  1. (6) – (2) – (3) – (5) – (4) – (1) – (7)
  2. (6) – (2) – (3) – (4) – (5) – (1) – (7)
  3. (1) – (2) – (3) – (5) – (4) – (6) – (7)
  4. (5) – (2) – (3) – (6) – (4) – (1) – (7)

 

Câu 2: Cho các thao tác

(1) Gõ tên cho biểu mẫu rồi nháy Finish

(2) Chọn đối tượng Form trong bảng chọn đối tượng rồi nháy đúp vào Create form by using wizard

(3) Chọn kiểu cho biểu mẫu rồi nhấn Next

(4) Chọn cách bố trí biểu mẫu rồi nhấn Next

(5) Trong hộp thoại Form Wizard, chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô Tables/Queries, tiếp theo là chọn các trường đưa vào biểu mẫu rồi nhấn Next

Trình tự các thao tác để có thể thực hiện tạo biểu mẫu bằng cách dùng thuật sĩ sẽ là

A (2) → (5) → (3) → (4) → (1)

  1. (2) → (5) → (4) → (3) → (1)
  2. (5) → (2) → (3) → (4) → (1)
  3. (2) → (3) → (4) → (5) → (1)

Câu 3: Em hãy sắp xếp các thao tác dưới đây để tạo biểu mẫu phân cấp và biểu mẫu đồng bộ hóa bằng Form Wizard

(1) Đánh dấu lựa chọn 1). Hộp thoại tiếp theo sẽ hỏi cách trình bày biểu mẫu con. Đánh dấu chọn theo mong muốn. Tiếp theoo ta trở lại với Bước 2 và Bước 3 trong quy trình thao tác làm biểu mẫu bằng Form Wizard.

(2) Nháy chuột chọn tên bảng nguồn dữ liệu chính. Khung hình sẽ đưa ra câu hỏi để chọn tạo biểu mẫu phân cấp hay biểu mẫu đồng bộ hóa

(3) Chọn các trường dữ liệu từ cả hai, bảng mẹ và bảng con, trước khi nháy chọn Next. Tiện ích tạo biểu mẫu sẽ nhận biết và yêu cầu lựa chọn biểu mẫu chính và biểu mẫu con lệ thuộc.

  1. (3) – (2) – (1)
  2. (2) – (3) – (1)
  3. (3) – (1) – (2)
  4. (1) – (2) – (3)

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm định hướng tin học ứng dụng 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm tin học ứng dụng 11 cánh diều, trắc nghiệm tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề F(ICT) Bài 6: Tạo báo cáo đơn giản

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tin học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net