Đề văn 6: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa

Đề bài: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật chính, đặc sắc nghệ thuật,ý nghĩa…)
  • Giới thiệu về truyện cổ tích Sọ Dừa (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

  • Sự ra đời của Sọ Dừa
  • Sọ Dừa cưới cô út,trở về với hình dạng ban đầu và thi đố trạng nguyên
  • Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa
  •  Ý nghĩa của truyện

3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
  • Bài học cho bản thân: có lòng yêu thương mọi người, không đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài…

Bài làm

      Sọ Dừa là tên thật mà mẹ đã đặt cho ta hồi còn nhỏ. Có lẽ bởi ta có một hình thể không bình thường như những người khác, nên cái tên cũng khác lạ chẳng giống ai.

      Nhưng ta cũng chẳng buồn phiền vì mẹ rất yêu thương ta. Một hôm, ta đang đi trông đàn bò cho nhà phú ông, có anh chàng cũng đi chăn bò lân la trò chuyện và tò mò hỏi rằng: Sọ Dừa ơi, sao cậu lại có cái tên kỳ lạ vậy, sao thân hình cậu lại tròn như thế kia?

      Ta liền đáp: Có lẽ vì thân hình tớ tròn như trái dừa nên mẹ đã đặt tên cho tớ như vậy chứ sao. Người bạn tò mò nhìn ta một cách rất kì lạ, rồi một lúc sau, không hiểu sao cậu ta bỏ đi sau đó chẳng bao giờ gặp lại nữa. Bây giờ, ta cũng cảm thây buồn vì có lẽ chẳng ai muốn chơi cùng ta. Ngày ngày, ta vẫn chỉ có đàn bò làm bạn cùng cây sáo thổi véo von. Đàn bò con nào cũng ăn no căng. Thấy ta làm được việc, Phú ông cũng mừng lắm và người vui nhất có lẽ là mẹ, mẹ cảm thấy sung sướng vì đứa con của mẹ giờ đây đã giúp mẹ làm được rất nhiều việc.

      Ngày mùa, nhà phú ông bận lắm, tôi tớ ra đồng làm việc nên ba cô con gái phải thay nhau đưa cơm cho ta. Hai cô chị xem ra kiêu kì, ác nghiệt thấy ta xấu xí nên thường trêu chọc, khinh thường. Chỉ có cô Út là có vẻ hiền lành, tính lại hay thương người nên đối đãi với ta rất tử tế, có thứ gì ngon, cô thường giấu đem đến cho ta. Tình cảm giữa cô với ta càng ngày càng sâu nặng khiến ta càng ngày càng cảm động.

      Ta quyết định lấy nàng làm vợ. Cuối mùa ta giục mẹ đến nhà phú ông. Lúc đó mẹ vô cùng sửng sốt, nhưng thấy ta năn nỉ và quyết tâm nên cũng chiều lòng.

      Khi đến nhà phú ông, ông ta cười mỉa mai và nói với mẹ ta: “Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”.

      Mẹ ta lo lắng và khuyên nhủ ta quên chuyện cưới vợ đi, nhưng ta nói với mẹ con sẽ lo đủ những thứ phú ông yêu cầu. Ta thầm nghĩ ta không phải người phàm trần nên những thứ mà phú ông yêu cầu làm đồ sính lễ thì có gì khó.

      Rồi mẹ ta vô cùng ngạc nhiên, vì đúng hẹn trong nhà ta có bao nhiêu sính lễ, lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt, lão lúng túng nói với mẹ ta: Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không.

      Lão gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi chê bai. Còn cô Út e lệ, cúi mặt tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô gái út cho ta.

      Ngày cưới, trong nhà ta bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập khiến xóm làng vô cùng ngạc nhiên. Để cho người vợ hiền của ta không tủi hổ với thân hình kì dị của ta nên ta đã lột bỏ cái vỏ bọc, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng vợ ta từ phòng cô dâu đi ra. Thấy vậy mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị cứ trố mắt nhìn theo.

      Cô Út là người vợ hiền thảo nên mẹ ta mừng lắm. Cuộc sống của hai vợ chồng ta rất hạnh phúc. Ngày ngày nàng kéo tơ dệt lụa còn ta thì chăm chú đèn sách chờ khoa thi.

      Năm ấy ta đã đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai ta đi sứ. Để đề phòng bất trắc nên khi chia tay ta đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà và dặn luôn phải giắt trong người, phòng khi dùng đến.

      Khi ta dẹp loạn xong trở về, chiếc thuyền ta cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Thì bỗng nhiên nghe tiếng gà trống gáy. Ta liền sai quân ghé thuyền vào xem sao. Thuyền vừa cập bến ta vô cùng sửng sốt khi thấy vợ ta thân hình gầy gò, nước da trắng hồng xưa kia đen xạm lại, ta chỉ nhận ra đôi mắt của nàng. Khi thấy ta nàng ôm chầm lấy ta rồi khóc nức nở. Trên đường về, nàng kể lại toàn bộ sự việc về hai cô chị đã hại nàng, về nhà, ta giấu nàng trong buồng rồi mở tiệc ăn mừng để mời bà con đến chia vui. Hai cô chị không hay biết gì, khấp khởi mừng thầm thấy ta hai cô tranh nhau kể chuyện rằng vợ ta xấu số, rủi ro rồi khóc nức nở ra điều thương tiếc. Ta không hề nói gì. Tiệc xong ta gọi vợ ta ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay biết và bỏ đi biệt xứ. Từ đó hai vợ chồng ta sống với nhau thật hạnh phúc vô cùng.

Bài mẫu 2: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật chính, đặc sắc nghệ thuật,ý nghĩa…)

  • Giới thiệu về truyện cổ tích Sọ Dừa (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

  • Sự ra đời của Sọ Dừa
  • Sọ Dừa cưới cô út,trở về với hình dạng ban đầu và thi đố trạng nguyên
  • Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa
  •  Ý nghĩa của truyện

3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
  • Bài học cho bản thân: có lòng yêu thương mọi người, không đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài…

Bài làm

     Sọ Dừa là tên thật mà mẹ đã đặt cho ta hồi còn nhỏ. Có lẽ bởi ta có một hình thể không bình thường như những người khác, nên cái tên cũng khác lạ chẳng giống ai. 

     Nhưng ta cũng chẳng buồn phiền vì mẹ rất yêu thương ta. Một hôm, ta đang đi trông đàn bò cho nhà phú ông, có anh chàng cũng đi chăn bò lân la trò chuyện và tò mò hỏi rằng: Sọ Dừa ơi, sao cậu lại có cái tên kỳ lạ vậy, sao thân hình cậu lại tròn như thế kia?

     Ta liền đáp: Có lẽ vì thân hình tớ tròn như trái dừa nên mẹ đã đặt tên cho tớ như vậy chứ sao. Người bạn tò mò nhìn ta một cách rất kì lạ, rồi một lúc sau, không hiểu sao cậu ta bỏ đi sau đó chẳng bao giờ gặp lại nữa. Bây giờ, ta cũng cảm thây buồn vì có lẽ chẳng ai muốn chơi cùng ta. Ngày ngày, ta vẫn chỉ có đàn bò làm bạn cùng cây sáo thổi véo von. Đàn bò con nào cũng ăn no căng. Thấy ta làm được việc, Phú ông cũng mừng lắm và người vui nhất có lẽ là mẹ, mẹ cảm thấy sung sướng vì đứa con của mẹ giờ đây đã giúp mẹ làm được rất nhiều việc.

     Ngày mùa, nhà phú ông bận lắm, tôi tớ ra đồng làm việc nên ba cô con gái phải thay nhau đưa cơm cho ta. Hai cô chị xem ra kiêu kì, ác nghiệt thấy ta xấu xí nên thường trêu chọc, khinh thường. Chỉ có cô Út là có vẻ hiền lành, tính lại hay thương người nên đối đãi với ta rất tử tế, có thứ gì ngon, cô thường giấu đem đến cho ta. Tình cảm giữa cô với ta càng ngày càng sâu nặng khiến ta càng ngày càng cảm động.

     Ta quyết định lấy nàng làm vợ. Cuối mùa ta giục mẹ đến nhà phú ông. Lúc đó mẹ vô cùng sửng sốt, nhưng thấy ta năn nỉ và quyết tâm nên cũng chiều lòng.

     Khi đến nhà phú ông, ông ta cười mỉa mai và nói với mẹ ta: “Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”.

     Mẹ ta lo lắng và khuyên nhủ ta quên chuyện cưới vợ đi, nhưng ta nói với mẹ con sẽ lo đủ những thứ phú ông yêu cầu. Ta thầm nghĩ ta không phải người phàm trần nên những thứ mà phú ông yêu cầu làm đồ sính lễ thì có gì khó

     Rồi mẹ ta vô cùng ngạc nhiên, vì đúng hẹn trong nhà ta có bao nhiêu sính lễ, lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt, lão lúng túng nói với mẹ ta: Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không.

    Lão gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi chê bai. Còn cô Út e lệ, cúi mặt tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô gái út cho ta.

    Ngày cưới, trong nhà ta bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập khiến xóm làng vô cùng ngạc nhiên. Để cho người vợ hiền của ta không tủi hổ với thân hình kì dị của ta nên ta đã lột bỏ cái vỏ bọc, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng vợ ta từ phòng cô dâu đi ra. Thấy vậy mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị cứ trố mắt nhìn theo.

    Cô Út là người vợ hiền thảo nên mẹ ta mừng lắm. Cuộc sống của hai vợ chồng ta rất hạnh phúc. Ngày ngày nàng kéo tơ dệt lụa còn ta thì chăm chú đèn sách chờ khoa thi.

    Năm ấy ta đã đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai ta đi sứ. Để đề phòng bất trắc nên khi chia tay ta đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà và dặn luôn phải giắt trong người, phòng khi dùng đến.

    Khi ta dẹp loạn xong trở về, chiếc thuyền ta cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Thì bỗng nhiên nghe tiếng gà trống gáy. Ta liền sai quân ghé thuyền vào xem sao. Thuyền vừa cập bến ta vô cùng sửng sốt khi thấy vợ ta thân hình gầy gò, nước da trắng hồng xưa kia đen xạm lại, ta chỉ nhận ra đôi mắt của nàng. Khi thấy ta nàng ôm chầm lấy ta rồi khóc nức nở. Trên đường về, nàng kể lại toàn bộ sự việc về hai cô chị đã hại nàng, về nhà, ta giấu nàng trong buồng rồi mở tiệc ăn mừng để mời bà con đến chia vui. Hai cô chị không hay biết gì, khấp khởi mừng thầm thấy ta hai cô tranh nhau kể chuyện rằng vợ ta xấu số, rủi ro rồi khóc nức nở ra điều thương tiếc. Ta không hề nói gì. Tiệc xong ta gọi vợ ta ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay biết và bỏ đi biệt xứ. Từ đó hai vợ chồng ta sống với nhau thật hạnh phúc vô cùng.

Bài mẫu 3: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật chính, đặc sắc nghệ thuật,ý nghĩa…)

  • Giới thiệu về truyện cổ tích Sọ Dừa (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

  • Sự ra đời của Sọ Dừa
  • Sọ Dừa cưới cô út,trở về với hình dạng ban đầu và thi đố trạng nguyên
  • Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa
  •  Ý nghĩa của truyện

3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
  • Bài học cho bản thân: có lòng yêu thương mọi người, không đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài…

Bài làm

Xin chào tất cả mọi người tôi chính là Sọ Dừa mà mọi người vẫn hay nhắc tới đây. Và sau đây tôi sẽ kể cho mọi người nghe về cuộc đời của tôi:
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên Sọ Dừa này và tôi cũng đã từng có lần hỏi mẹ thì mẹ tôi đã kể với tôi rằng ngày xưa ba mẹ tôi dù tuổi đã lớn nhưng lại chẳng có được mụn con nào. Và rồi vào một ngày nọ mẹ phải vào rừng kiếm củi trời nắng mà mẹ lại không kiếm được con sông con suối nào nhưng lại bỗng thấy cái sọ dừa dưới gốc cây nên liền uống. Và thật kì diệu kể từ ngày ấy bà mang thai tôi. Ít lâu sau ba tôi qua đời, mẹ tôi đẻ tôi ra nhưng kì lạ là tôi lại mang một dáng vẻ giống hệt một cái sọ dừa tuy có đầy đủ mắt mũi miệng tai nhưng lại không có tay và chân. Thế nên cái tên Sọ Dừa ra đời từ ngày đó.
Thật ra tôi có thể biến mình thành hình hài người nhưng do thấy chưa phải thời điểm thích hợp nên tôi luôn giấu mẹ mình mà chỉ lén biến thành người khi mà mẹ vắng nhà để có thể thuận tiện cho việc dọn dẹp nhà cửa phụ mẹ. Cho đến một ngày mẹ buồn rầu tâm sự với tôi:
- Nhà của người ta có con biết đi chăn trâu phụ giúp ba mẹ nhưng con mẹ thế này nên con phải chịu khó ở khổ thêm chút rồi tại vì ba đã mất từ khi con sinh nên chỉ có mẹ làm việc nên không được nhiều. Nhà phú ông đang có đàn dê cần chăn mà mẹ lại chẳng thể làm thêm được thì tuổi già sức yếu.
Nghe mẹ nói vậy tôi thương mẹ lắm. Thấy việc chăn dê cũng không có gì khó nên tôi liền bảo với mẹ :
- Mẹ ơi mẹ! tưởng gì chứ chăn dê con cũng có thể làm được. Mẹ hãy đi bảo với phú ông để con đi chăn cho!
Lúc đầu mẹ tôi không yên tâm cho tôi đi nhưng rồi sau bao nhiêu lần năn nỉ mẹ cuối cùng mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi thử làm công việc này. Quả nhiên công việc này không làm khó tôi chút nào bởi đàn dê tôi chăn con nào con nấy đều được no bụng ngày càng béo ra. Mẹ tôi thấy vậy cũng mừng lắm và phú ông có vẻ cũng ưng ý. Thấy nhà phú ông có ba cô con gái xinh đẹp nhất là cô em út vừa xinh đẹp lại nết na hiền lành nên đã đem lòng yêu mến cô.
Và rồi một hôm tôi liền ngỏ ý bảo mẹ đến hỏi cưới nhà phú ông. Mẹ tôi nghe vậy tưởng tôi đùa liền cười nói:
- Con ơi con gái nhà người ta toàn người xinh đẹp cao sang làm sao họ đồng ý gả cho con được! Trai làng đến hỏi đầy mà phú ông có cho đâu.
- Nhưng mẹ ơi lần này con nghiêm túc thật đấy.
Thấy tôi có vẻ nghiêm túc thật nên cuối cùng bà cũng liều mình sang nhà phú ông hỏi cưới cho tôi. Nghe bà nói vậy phú ông liền cười mỉa:
- Nếu như nhà ngươi có thể sắm đầy đủ những lễ vật ta yêu cầu thì ta sẽ đồng ý gả một trong đứa con gái ta cho con trai bà. Sính lễ phải có đủ một chĩnh vàng cốm, có mười tấm lụa đào, có mười con heo béo và có mười thùng rượu tăm. Hơn nữa bà phải có một căn nhà ngói năm gian cho con gái ta ở chứ đời nào lại để cho con gái ta phải ở trong túp lều tranh rách nát kia!
Mẹ tôi trở về nhà và buồn rầu nói với tôi:
- Con trai à phú ông đòi cưới cao lắm làm sao nhà mình có thể đáp ứng được hết chứ. Thôi con hãy từ bỏ ý định này đi
Nghe mẹ kể về những lễ vật mà phú ông yêu cầu tôi liền cười rồi nói:
- Mẹ hãy yên tâm đi con sẽ tìm cách lo được đầy đủ những lễ vật ấy.
Tôi là ai cơ chứ! Tôi là Sọ Dừa cơ mà! Tôi có thể biến được thành người thì cớ sao mấy thư này tôi lại không làm được chứ! Và chỉ sau một đêm tôi đã biên chiếc lều nhà mình thành một ngôi nhà năm gian và đáp ứng đủ những thứ phú ông yêu cầu.Mẹ tôi cũng ngạc nhiên lắm nhưng xét cho cùng bà hạnh phúc và sung sướng hơn cả. Và cuối cùng tôi cũng có thể đường hoàng lấy cô con gái út nhà phú ông về làm vợ.Lễ cưới của chúng tôi được tổ chức rất linh đình. Để cho vợ tôi không phải xấu hổ vì hình hài của chồng tôi đã quyết định biến thành người thật để nàng có thể nở mày nở mặt với mọi người.
Cưới vợ xong tôi quyết định dùi mài kinh sử để tham gia thi Trạng Nguyên. Cuối cùng tôi cũng trở thành Trạng Nguyên nhưng lai phải xa vợ một thời gian vì được vua phái đi sứ. Trước khi chia tay vợ vì lo lắng bất an sợ nàng sẽ gặp phải chuyện gì không hay nên nên đã lấy một con dao cùng một hòn đá đánh lửa và hai quả trứng gà đưa cho nàng và dặn nàng phải đem theo bên mình để phòng thân. Quả thật linh cảm của tôi không sai…
Sau một thời gian dài đi sứ, trên thuyền trở về khi đi qua một hòn đảo tôi bỗng bắt gặp một người phụ nữ trên đảo đang vẫy tay cầu cứu. tôi liền sai người đi về phía hòn đảo và lại gần thì tôi phát hiện đó chính là vợ của mình. Nhìn thấy vợ tôi hạnh phúc lắm nhưng lại không khỏi bất ngờ vì sao nàng lại ở đây. Nàng kể lại tất cả mọi chuyện rằng đã bị hai chị của mình hãm hại và ném ra biển rồi may có những thứ tôi đưa mà nàng sống sót qua ngày. Nghe xong tôi cảm thấy xót xa cho vợ mình bao nhiêu lại hối hận vì đã không ở nhà bảo vệ vợ và càng căm phẫn đối với hai người chị vợ của mình. Khi về đến nhà tôi liền bảo vợ cứ trốn ở trong phòng sau đó sai người đi làm tiệc linh đình mời tất cả mọi người đến. Tất nhiên là gia đình nhà vợ cũng đến và đặc biệt có cả hai người chị của vợ tôi. Sau đó tôi vào phòng và dẫn vơ mình ra bên ngoài. Nhìn thấy vợ tôi hai bà chị đều xanh mặt và sợ hãi. Rồi chẳng nói chẳng rằng hai người họ ngay sau hôm đó đã bỏ đi biệt xứ và không bao giờ trở về nữa. Từ đó hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com