Đề văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Lê Lợi

Đề Văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Lê Lợi. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Lê Lợi.

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Giới thiệu câu chuyện
  • Ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra cho các tướng sĩ nghe vì sao ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thê nào. Câu chuyện như sau...

2. Thân bài:

  • Giặc Minh xâm lược nước ta.

- Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Tội ác của chúng chồng chất không sao kế hết.

- Lòng dân căm giận chúng đến tận xương tủy.

- Ta sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Căm thù giặc quyết không đội trời chung, ta dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.

- Trong buổi đầu khới nghĩa, thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân của ta bị thua. Ta đang tìm mọi kế sách để đánh giặc Minh.

  •  Diễn biến sự việc

- Trong đoàn quân khởi nghĩa của ta cổ một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm.

- Một hôm, ta cùng mấy người tùy tòng đến nhà Lê Thận. Trong xó nhà tối om bồng nhiên có một thanh sắt sáng rực lên. Ta liền cầm lên xem mới biết đổ là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Lúc đó, ta chưa biết đấy là một báu vật.

- Ta hỏi Lê Thận vì sao có lưỡi gươm đó. Lê Thận kế cho ta và những tùy tòng của ta nghe vì sao mình có được lười gươm đó.

- Ba ngày sau, ta gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận. Ta đem chuyện bắt dược chuôi gươm kế lại cho mọi người, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người nói chắc có điềm lành nên Lê Thận đã về lấy lưỡi gươm cho ta. Khi ta lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

- Lê Thận nâng thanh gươm lên và nói với ta: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng lôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.

  •  Kết quả

- Từ khi có thanh gươm báu, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.

- Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải khổ cực nữa mà đã có những kho lương của giặc ta chiếm được.

- Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta đánh tràn ra mãi. Cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.

- Chiến thắng giặc Minh, ta lên làm vua.

3. Kết bài:

  •  Rùa Vàng được Đức Long Quân khen ngợi.
  •  Bày tỏ mong ước được chứng kiến cuộc sống hòa bình.

Bài làm

Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.

Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.

Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.

Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.

Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.

Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.

Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.

Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.

Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.

Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.

Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.

Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.

Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.

Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.

Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.

Bài mẫu 2: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Lê Lợi.

Bài làm 

Vào thời giặc Minh đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến sương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân của ta nổi dậy chống lại chúng, thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định chõ nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm. khi kéo lên, Thận nghĩ là được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt ngay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn. thanh sắt đó mắc vào lưới. Thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Sau này, Thận gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nề gian nan, nguy hiểm nên ta rất quí mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạ, ta cầm lên xem thấy hai chữa “Thuận thiên” khắc sâu trên mặt kiếm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Đến một gốc đa cổ thụ, thấy vật gì sáng loá trên cây ta bèn trèo lên xem, thì ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta bèn rút lấy chuôi giắt ở lưng và trở về.

Vài hỏm sau, ta gặp mọi người trong nghĩa quân và kể lại cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Lúc đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.*Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta:

- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện hi sinh tính mạng cho đất nước và cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta, thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Nghĩa quân không phải trốn tránh như trước nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Chúng ta không phải ăn uống khổ cực nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta đánh tràn ra khắp đất nước đến khi không còn bóng giặc nào trên đất nước ta nữa. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cùng các tuỳ tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứng nổi trên nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”.

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa "há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

Từ đó ta gọi hồ Tả Vọng là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Nhân dân cũng nhân sự tích này mà gọi hồ Tả Vọng bằng cái tên mới là hồ Hoàn Kiếm.

Bài mẫu 3: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Lê Lợi.

Bài làm

Trong thời gian nhân dân nước Nam bị giặc Minh đàn áp. Lúc này nghĩa quân Lam Sơn do tôi đứng đầu đã đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy Đức Long Quân đã quyết định cho tôi mượn thanh gươm thần để tôi giết giặc.

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn của chúng tôi. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, tôi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, tôi bèn đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi,tôi và các tướng đang chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng,tôi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Lúc đó tôi đã trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, tôi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

May mắn thay ba ngày sau tôi đã gặp lại tất cả người anh em của tôi, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Tôi bèn kể lại câu chuyện cho tất cả mọi người nghe. Sau khi nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với tôi:

- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Thanh gươm thần tung hoàng cùng với tôi trên mọi trận địa và làm cho quân Minh chạy mất. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Chúng tôi không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc và cũng không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho chúng tôi. Gươm thần đã mở đường cho đoàn quân của chúng tôi đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy tôi đã là một nhà vua và cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Nhìn thất vậy tôi đã ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Khi đang đứng trên thuyền, thì tôi bỗng nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền của tôi. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

Nghe nói thế nhà tôi bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ trong nháy mắt mà thanh gươm trong tay tôi đã không thấy đâu. Hóa ra là thanh gươm đã được rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi rồi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, tôi vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh.

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì tôi liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

Và từ đó, chúng tôi đã gọi hồ này là hồ Gươm hoặc Hồ Hoàn Kiếm.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net