Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
  • Tác động của các cuộc khởi nghĩa đó đến xã hội Đại Việt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:
  • Biết thu thập thông tin từ các tư liệu 7.1, 7.4 để xác định được nguyên nhân và tác động của các cuộc khởi nghĩa đến xã hội Đại Việt đương thời.
  • Giải mã được lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3 để xác định được quy mô, địa bàn và tóm tắt được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
  • Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Đánh giá được tác động của các cuộc khởi nghĩa đến xã hội Đại Việt trong giai đoạn sau.
  • Viết được đoạn văn ngắn về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích? Ở đâu? Lực lượng tham gia? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: lắng nghe tiếng nói của các tầng lớp nhân dân, trân trọng công sức lao động của người nông dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trích dẫn đoạn thơ và yêu cầu HS nêu hiểu biết, ý nghĩa về đoạn thơ có liên quan đến người anh hùng nông dân trong phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
  4. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về ý nghĩa đoạn thơ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và đọc cho HS nghe đoạn thơ:

“Đây, dưới xuôi có vua,

Trên này có chúa.

…Chúa thật lòng yêu dân.

Chúa xây bản dựng mường,

Mọi người mới được yên ổn làm ăn.

…Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ

Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la”.

                                                           (Bài ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc)

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa của những câu thơ trên.

+ Em có biết bài thơ nhắc đến ai không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi nhóm đôi, đọc đoạn thơ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đoạn thơ ca ngợi công lao, đóng góp của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất trong phong trào khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Nêu được diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Giải thích được nguyên nhân vì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 7.1, lược đồ Hình 7.2, sơ đồ Hình 7.3 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Dựa vào lược đồ Hình 7.2, sơ đồ Hình 7.3, hãy nêu diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Tại sao các cuộc khởi nghĩa này lại thất bại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 7.1 SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.

- GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu, nêu câu hỏi gợi mở:

+ Chính quyền đánh thuế vào đối tượng nào?

+ Vì sao người ta phải chặt cây sơn, phá khung cửi, giấu vó lưới?

+ Tình cảnh dân chúng như thế nào?

+ Câu nói “một trăm đồng tiền không được một bữa no” phản ánh điều gì?

 

- GV mở rộng:

+ Nêu thêm cho HS thông tin, tư liệu cho HS khai thác: Trong “Ngọ phong văn tập”, Ngô Sĩ Thì cho biết: Năm 1730, ở Đàng Ngoài có 527 làng xã dân cư phiêu tán (phiêu bạt, trôi dạt mỗi người một nơi) gần hết. Năm 1741, số làng xã đó lên đến 3691. Đến cuối thế kỉ XVIII, trong tổng số 11 767 làng xã thuộc các trấn ở vùng đồng bằng và Thanh, Nghệ vẫn còn  1 488 làng xã bị phiêu tán.

+ Cho HS quan sát thêm hình ảnh phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ):

* Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác lược đồ Hình 7.2, sơ đồ Hình 7.3 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa.

- GV hướng dãn HS khai thác tư liệu:

+ Lược đồ Hình 7.2: nêu tên và địa bàn các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Đàng Ngoài. Các cuộc khởi nghĩa tập trung chính ở vùng nào? Cuộc khởi nghĩa nào có địa bàn rộng lớn nhất?

+ Sơ đồ Hình 7.3: xác định thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Đàng Ngoài. Địa bàn của các cuộc khởi nghĩa này ở đâu? Cuộc khởi nghĩa nào kéo dài nhất? Nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa này thất bại là gì?

- GV cho HS xem thêm hình ảnh, video giới thiệu Đền thờ Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ:

http://youtu.be/EIQXT1MBMUQ

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ cá nhân và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân nêu trên, em ấn tượng nhất cuộc khởi nghĩa nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên trên phạm vi rộng (khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ):

+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu diễn ra 10 năm, được nhân dân ủng hộ đông đảo, uy hiếp được kinh thành Thăng Long.

+ Cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất kéo dài 30 năm, chống lại chính quyền phong kiến, có công đánh giặc Phả (từ Thượng Lào tràn vào xâm lược) bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương kéo dài 11 năm và mở rộng hoạt động trên một phạm vi lớn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
* Bối cảnh lịch sử:

- Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến:

+ Vua Lê bạc nhược.

+ Chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ.

+ Tận thu thuế.

+ Bóc lột nhân dân.

- Các ngành kinh tế đình đốn, suy thoái:

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.

+ Thủ công nghiệp ngày càng sa sút.

+ Đô thị suy tàn.

- Đời sống nhân dân khó khăn: dắt dìu nhau đi kiếm ăn một cách tuyện vọng.

* Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Diễn biến:

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):

+ Xây dựng căn cứ ở Điện Biên.

+ Bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.

+ Năm 1769, khởi nghĩa bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):

+ Tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở Vĩnh Phúc, mở rộng sang Sơn Tây, Tuyên Quang, Việt Trì, Thái Nguyên.

+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):

+ Địa bàn khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Vân Đồn, mở rộng vào Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.

Nguyên nhân thất bại:

- Rời rạc, không có sự liên kết thống nhất.

- Thành phần chủ yếu là người nông dân, kĩ năng hành quân, đánh trận hạn chế.

- Chúa Trịnh thẳng tay đàn áp (lực lượng quân đội chính quy), chia rẽ nhân dân (giảm vài thứ tô thuế, giảm lao dịch cho dân phiêu tán).

 

 

Hoạt động 2: Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 7.4, đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.39 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình chiếu và hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 7.4 SGK tr.39:

+ Chính quyền chúa Trịnh đã có những biện pháp giải quyết gì để xoa dịu nhân dân?

+ Tác dụng của chính sách đó là gì?

+ Vì sao nói các chính sách ấy lại mang tính chất đối phó?

 

- GV yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr.39 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về phong trào nông dân Đàng Ngoài:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những cuộc nổi dậy của nông dân ở thế kỉ XVIII đã tấn công vào hệ thống chính quyền ở địa phương và đe dọa, uy hiếp cả chính quyền trung ương của họ Trịnh ở kinh đô. Làn sóng đấu tranh của khởi nghĩa nông dân giữa thế kỉ XVIII mặc dù bị thất bại nhưng đã báo hiệu sự sụp đổ không cứu vãn nổi của chính quyền Lê – Trịnh khi phong trào Tây Sơn bùng nổ.

2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII

- Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách: khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê.

- Làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.39.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

 

 

 

Trường THCS:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

 

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc vào giai đoạn nào?

A. Đầu thế kỉ XVIII.

B. Giữa thế kỉ XVIII.

C. Nửa cuối thế kỉ XVI.

D. Nửa đầu thế kỉ XVII.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. Vua Lê không có thực quyền. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, phung phí tiền của.

B. Tình trạng hạn hán, mất mùa, liên tiếp xảy ra.

C. Thủ công nghiệp, thương nghiệp có nhiều khởi sắc.

D. Ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ở thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa Yên Thế.

B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay