Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 16: Nhật Bản

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Nhật Bản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: NHẬT BẢN

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị.
  • Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (16.1, 16.2, 16.3) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức về mục đích và nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị; biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị; trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị; trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về công cuộc cải cách ở Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để rút ra những bài học lịch sử vẫn còn giá trị đến ngày nay.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức tìm tòi, học hỏi vì sự phát triển của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi liên quan tới Nhật Bản.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi liên quan tới Nhật Bản.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt trình chiếu một số hình ảnh cho HS, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Những hình ảnh dưới đây giúp em liên tưởng đến đất nước nào?

  
  

Câu 2: Xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ. Nêu một vài hiểu biết của em về Nhật Bản.

Câu 3: Hình ảnh dưới đây nói về nhân vật nào? Nêu một số hiểu biết của em về nhân vật đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1: Hình ảnh hoa anh đào, núi Phú Sĩ, quốc phục Kimno, cá chép Koi là biểu tượng của Nhật Bản.

Câu 2: Một số thông tin về Nhật Bản

+ Là đất nước “mặt trời mọc” hay là “xứ sở hoa anh đào”.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

+ Là quốc gia đông thứ 11 thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia có mật độ dân số và đô thị hóa cao nhất.

+ Là một đại cường quốc và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, OECD, G20 và G7.

Câu 3: Hình ảnh nói về Thiên Hoàng Minh Trị (1852 – 1912): là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đến giữa TK XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản cần có sự lựa chọn: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát làm mồi cho thực dân  Âu Mĩ  hoặc canh tân để phát triển đất nước. Năm 1968, sau khi lên nắm quyền, đã thực hiện một loại những cải cách duy tân mà lịch sử gọi là “cuộc Duy tân Minh Trị” đưa  Nhật Bản phát triển thành một nước đế quốc hùng mạnh ở Châu Á. Vậy nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị như thế nào? Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Nhật Bản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Cuộc Duy tân Minh Trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được mục đích, nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 16.1, Bảng 16.2, thông tin mục 1 SGK tr.66, 67 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Duy tân Minh Trị và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, yêu cầu HS khai thác thông tin phần Dẫn nhập, Tư liệu 16.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS khai thác tư liệu:

+ Nêu hoàn cảnh xuất xứ của đoạn tư liệu.

(I-tô Hi-rô-bu-mi, một nhà cải cách xuất sắc thời Minh Trị Duy tân, sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản (1885) đã phát biểu tại Phran-xi-xcô ngày 14/12/1871.

+ Ai là người phát biểu?

(I-tô Hi-rô-bu-mi).

+ Những từ và cụm từ nào thể hiện mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị?

(mong muốn tha thiết, phấn đấu đạt được, điểm cao nhất của nền văn minh).

+ Những cụm từ nào thể hiện những lĩnh vực chú trọng cải cách?

(thực hiện mô hình quân đội, hải quân, khoa học, giáo dục).

+ Những tri thức cải cách đến theo con đường nào? Đến từ đâu?

(Những tri thức cải cách đến theo con đường giáo dục của các nước tiên tiến, dưới tác động của ngoại thương; đến từ các nước tiên tiến).

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, khai thác thông tin Bảng 16.2 SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, thông tin liên quan đến cuộc Duy tân Minh Trị (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS tiếp tục khai thác thông tin mục 1 SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Nội dung của cải cách có đáp ứng được mục đích của cải cách không? (Nội dung của cải cách đáp ứng được mục đích của cải cách).

+ Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản? (Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp; thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa).

- GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi cho HS thảo luận cặp đôi: Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu mục đích, nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Cuộc Duy tân Minh Trị

- Mục đích:

+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

+ Phấn đấu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang hưởng thụ.

- Nội dung chính:

(Đính kèm sơ đồ tư duy phía dưới Hoạt động 1).

- Ý nghĩa:

+ Phát triển vượt bậc.

+ Trở thành nước tư bản công nghiệp.

+ Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

+ Có vị thế bình đẳng với các nước Âu – Mỹ.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ (1868)

Xu bạc: 1 Đô la thương mại Nhật Bản được đúc vào năm 1876,

niên hiệu Minh Trị thứ 9

Kanrin Maru, tàu chiến hơi nước chạy chân vịt đầu tiên của Nhật, năm 1855

 

Buổi tiếp của Thiên hoàng Minh Trị với phái đoàn quân sự thứ hai của Pháp

đến Nhật Bản, 1872

 

Tượng Thiên hoàng Minh Trị

tại công viên Gifu

Tư liệu: Năm điều thề ước (Ngũ cá điều ngự thệ văn) được Thiên hoàng Minh Trị cùng với triều thần công bố vào tháng 3/1868

- Phải quyết định mở những cuộc họp công khai, bàn bạc rộng rãi về mọi chuyện.

- Phải làm sao cho mọi người đều có thể tham gia bàn cãi cho trên dưới đồng thuận.

- Để thực hiện chí hướng của mọi người, trên từ văn võ cho đến thường dân luôn phải một lòng một dạ.

- Gạt bỏ những tập tục hủ lậu và chỉ dựa trên công đạo của trời đất.

- Cầu học tri thức của thế giới để chấn hưng vận hội của vương thất và nhà nước.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY THỂ HIỆN NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

CỦA CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Căn cứ để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản:

- Đầu năm 1868, chính quyền phong kiến của Sô-gun đã chuyển sang quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị.

- Những cải cách “Âu hoá” về hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, lập quân đội thường trực theo chế độ nghĩa vụ quân sự.

- Thực chất cải cách năm 1868 ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản, do liên minh quý tộc - tư sản tiến hành “từ trên xuống” còn có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, giữ vững được độc lập, chủ quyền trước làn sóng xâm lược của đế quốc phương Tây.

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 16: Nhật Bản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Nhật Bản, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay