Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 21: Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1896).
  • Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1884 – 1913).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử (21.1, 21.2, 21.3, 21.4) và phần Nhân vật lịch sử trong SGK, dưới sự hướng dẫn của GV để tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1896); Trình bày được những nét cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học về phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX để: thiết kế một ddoabnj video clip giới thiệu về một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương; Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về một trong các lãnh tụ tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, hoặc sự hi sinh anh dũng của các nghĩa quân trong những cuộc khởi nghĩa.
  1. Phẩm chất
  • Thể hiện lòng tự hào, trân trọng sự đấu tranh và hi sinh anh dũng của các lãnh tụ và nghĩa quân yêu nước trong phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.
  4. Sản phẩm: Những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và các sự kiện liên quan đến hai nhân vật này.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.

   

Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Phan Đình Phùng

   

Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Hoàng Hoa Thám

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và các sự kiện liên quan đến hai nhân vật này.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Phan Đình Phùng (1847 – 1896):

  • Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương.
  • Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc.
  • Ông nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.

+ Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913):

  • Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).
  • Bằng chiến thuật du kích tài tình, ông đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau khi buộc Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Pháp dù đã cơ bản đặt được ách thống trị trên toàn bộ Việt Nam nhưng quân Pháp còn phải mất hơn 10 năm liên tục, hao quân, tốn của, dùng quân sự hòng đàn áp các cuộc phản kháng của nhân dân Việt Nam. Vậy, phong trào chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1896).

- Nêu được điểm chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phào trào Cần vương (1885 – 1896).

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 21.1, - 21.3, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1a – 1c SGK tr.85 – 87 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gì?

- Tại sao lại gọi là “Phong trào Cần vương”?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phong trào Cần vương bùng nổ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.85, 86 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

- GV cung cấp thêm thông tin, hình ảnh về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, video (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và đọc  đoạn trong Dụ Cần vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua soạn thảo:

Toàn văn Chiếu Cần Vương

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương

 ở Tân Sở (Quảng Trị)

“Trẫm đức mỏng, gặp phải biến cố này, không thể hết sức chống giữ, để Kinh thành bị hãm, Từ cung phải lên xe lánh nạn, tội ở mình trẫm cả, hổ thẹn vô cùng. Nhưng mối luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, chắc không nỡ xa bỏ trẫm, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiểm, làm cách gì mà có thể cứu nguy đỡ ngã, gỡ chỗ khó, giúp khi bí, thảy đều hết lòng hết sức...”.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao gọi là “Phong trào Cần vương”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nêu nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Thuật ngữ lịch sử định nghĩa về Dụ Cần vương: một mệnh lệnh của nhà vua có giá trị như một đạo luật, một sắc lệnh, bắt buộc đối tượng nhận dụ (tiếp dụ) phải thi hành. Mở đầu bản dụ là hai chữ “dụ rằng” và kết thúc bằng hai chữ “khâm thử”. Đại Nam Thực lục chính biên đã đề cập đến Dụ Cần vương hay Dụ Thiên hạ Cần vương, một mệnh lệnh của vua Hàm Nghi ban ra từ Tân Sở, gửi cho toàn dân để mọi người thi hành nghĩa vụ “cứu vua, giúp nước”.

+ Bản chất của phong trào: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của một vị vua yêu nước.

Tinh thần cơ bản của Dụ Cần vương thể hiện việc cố gắng gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc. Do đó, đã thúc đẩy, cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong những năm tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

* Phong trào Cần vương bùng nổ

- Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp; Bắc Kì, Trung Kì là “xứ bảo hộ”.

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình tiếp tục chống Pháp.

Ngày 5/7/1885, phái chủ chiến tiến hành phản công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban Dụ Cần vương, lệnh toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước.

→ Phong trào Cần vương ra đời.

THÔNG TIN VỀ NHÂN VẬT HÀM NGHI VÀ TÔN THẤT THUYẾT

1. Hàm Nghi (1872 – 1943)

- Tên thật là Ưng Lịch. Lên ngôi vua từ ngày 2/8/1884, lấy niên hiệu là Hàm Nghi, tổ chức lại lễ đăng quang trước sự có mặt của thực dân Pháp ngày 18/8/1884.

- Sau cuộc tấn công vào các căn cứ của Pháp tại Huế thất bại, vua Hàm Nghỉ rời bỏ kinh thành Huế theo phái kháng chiến của Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), ban Dụ Cần vương.

- Trước sự truy lùng ác liệt của thực dân Pháp và tay sai, đại bản doanh được chuyển vào vùng rừng núi giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

 

- Thực dân Pháp đưa vua Hàm Nghi sang An-giê-ri. Từ đó, nhà vua sống cuộc đời lưu đày biệt xứ, nhưng ngóng trông về quê hương đất nước, vẫn giữ vững khí tiết của một nhà vua yêu nước chống Pháp. Ông mất năm 1943 tại An -giê-ri.

Quân Pháp xông vào bắt giữ vua Hàm Nghi

2. Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913)

- Quê ở thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là quan phụ chính đại thần dưới các triều vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc và Hàm Nghi.

- Ông là người chủ chiến, kiên quyết chống lại những hoạt động phản bội của bọn đầu hàng và ra sức chuẩn bị xây dựng lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền; là thủ lĩnh của phong trào Cần vương - phong trào chống Pháp tiêu biểu, rộng lớn trong những năm cuối thế kỉ XIX.

 

- Về sau, Triều đình nhà Thanh thoả thuận với thực dân Pháp đã đày ông đi Thiểu Châu, nhưng nhân dân và sĩ phu yêu nước Trung Quốc vẫn yêu mến, giúp đỡ ông. Ông mất vào năm 1913.

- Toàn bộ gia đình của Tôn Thất Thuyết cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hi sinh vì nước, được sử sách và nhân dân ca ngợi là “Ba đời vì nước, Toàn gia ái quốc”.

https://www.youtube.com/watch?v=vWNb449X-js

Nhiệm vụ 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ Hình 21.1 SGK tr.85 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 21.2, 21.3, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1a – 1c SGK tr.86, 87 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tên cuộc khởi nghĩa và thời gian diễn ra

Người lãnh đạo

Căn cứ/ địa bàn  hoạt động chính

Kết quả

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét:

- Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa:

………………………………………………………….

- Cuộc khởi nghĩa điển hình nhất của phong trào Cần vương:

…………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về tiểu sử, hoạt động  của Nguyễn Thiệt Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì?

- GV liên hệ, vận dụng, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo nhóm (4 HS/nhóm) và báo cáo kết quả vào bài học sau:

+ Nhóm chẵn: Thiết kế một đoạn video clip (dài 2 phút) giới thiệu về một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.

+  Nhóm lẻ: Em được trường tổ chức đến thăm quan di tích lịch sử (Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy), hãy đại diện các bạn trong lớp viết một đoạn cảm tưởng của em về một trong các lãnh tụ tiêu biểu và sự hi sinh anh dũng của nghĩa quân trong những cuộc khởi nghĩa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ tên và vị trí diễn ra các cuộc khởi nghĩa:

+ Phát triển rộng khắp, bao gồm hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.

+ Địa bàn mở rộng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt ở Bắc Kì và Trung Kì.

- GV mời đại diện  3 HS lần lượt giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương:

+ Về khách quan: kẻ thù là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đàn áp những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất.

+ Về chủ quan:

·      Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn (diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến – ngọn cờ Cần vương đã trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử trong bối cảnh mới).

·      Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, nên giữa các cuộc khởi nghĩa chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thiếu tính thống nhất trong toàn quốc.

→ Phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận và mở rộng kiến thức: Phong trào Cần vương có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

https://www.youtube.com/watch?v=HNGZuSKWd34

- GV chuyển sang nội dung mới. 

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

a. Khởi nghĩa Bãi Sậy

b. Khởi nghĩa Ba Đình

c. Khởi nghĩa Hương Khê

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN, HÌNH ẢNH VỀ TIỂU SỬ, HOẠT ĐỘNG

CỦA MỘT SỐ NHÀ LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA

1. Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926):

     Quê ở làng Xuân Dục, huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.

     Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng ra khắp tỉnh Hưng Yên và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, liên kết được với một số lãnh tụ Cần Vương khác như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định,... tạo thành cả một phong trào sâu rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, suốt những năm (1885-1889).

Bức phù điêu miêu tả cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong Đền thờ Nguyễn Thiện Thuật (Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên)

Mộ và công trình xây mới Đền thờ Nguyễn Thiện Thuật (Xuân Dục,

Mỹ Hào, Hưng Yên)

https://www.youtube.com/watch?v=UC6rRCCFn8Q

2. Phan Đình Phùng (1847 – 1895):

     Quê ở làng Đông Thái, xã Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình Nho học.Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.

     Phan Đình Phùng hưởng ứng Chiếu Cần Vương, được Hàm Nghi phong làm Tán lý Quân vụ, lãnh đạo các nghĩa quân. Ông tập hợp sự ủng hộ từ các làng quê, lập đại bản doanh trên núi Vũ Quang, một nơi có thể nhìn ra pháo đài ven biển của Pháp. Tổ chức của ông cũng trở thành hình mẫu cho các nghĩa quân sau này. Ông chia nghĩa quân thành 15 thứ, mỗi thứ có từ 100 đến 500 quân. Nghĩa quân của ông được giữ kỷ luật và mặc quân phục như quân đội chính quy.

Tượng đài Phan Đình Phùng tại vòng xoay trước Bưu điện Chợ Lớn, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Bút tích Phan Đình Phùng lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=rmlUCB5imp4

3. Phạm Bành (1827 – 1867)

    Quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.

     Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông được cử

 

cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu.

4. Đinh Công Tráng (1842 – 1887)

Quê tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).

     Khi quân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông đến gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883.

     Hưởng ứng Chiếu Cần vương, tháng 2/1886, Đinh Công Tráng cùng với các đồng đội đã chọn vùng đất thuộc ba làng là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến.

 

Nghĩa quân tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc - Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=waP7DvjD1Wc

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tên cuộc khởi nghĩa và thời gian diễn ra

Người

lãnh đạo

Căn cứ/ địa bàn  hoạt động chính

Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 – 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (Hưng Yên)

- Năm 1883: Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo bùng nổ.

- Năm 1885: nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.

- Năm 1888: Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.

- Năm 1892: khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.

Có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

 

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 – 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Ba Đình, Nga Sơn (Thanh Hóa)

- Năm 1886: khởi nghĩa bùng nổ.

- Tháng 1/1887:

+ Quân Pháp dùng đại bác tấn công, biến căn cứ thành biển lửa.

+ Nghĩa quân rút lên Mã Cao (Thanh Hóa), chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Phan Đình Phùng

Hương Khê (Hà Tĩnh); miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Giai đoạn 1 (1885 – 1888): nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực

- Giai đoạn 2 (1888 – 1896): nghĩa quân liên tục tổ chức các trận tập kích quân Pháp

- Ngày 28/12/1895: Phan Đình Phùng hi sinh. Cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.

Nhận xét:

- Đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa:

+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước, hưởng ứng Dụ Cần vương.

+ Tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ ở các địa bàn hiểm yếu (từ đồng bằng đến trung du, miền núi), đấu tranh quyết liệt chống Pháp.

- Cuộc khởi nghĩa điển hình nhất của phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Hương Khê:

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ  –  Tĩnh.

+ Thời gian tồn tại: 10 năm.

+ Quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình đình phong kiến bù nhìn.

+ Lập nhiều chiến công.

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 21: Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay