Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: ĐÔNG NAM Á
(1 tiết)
HS học về:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm nhà thông thái”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS được chia làm 2 đội (4 HS/đội).
+ Mỗi quốc gia có 2 hình ảnh tương ứng. HS lần lượt quan sát hình ảnh số 1, hình ảnh số 2 về quốc kì, quốc huy, công trình nghệ thuật tiêu biểu,…. và gọi đúng tên quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh trình chiếu.
+ HS lật mở hình ảnh số 1 được cộng 5 điểm, lật mở hình ảnh số 2 được cộng 2 điểm.
+ Đội nào trả lời được đúng và được nhiều điểm hơn, đó là đội thắng cuộc.
- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:
Hình 1 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 2 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 3 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 4 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 5 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 6 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 7 - Quốc gia:………………………. i | ||
Hình 8 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 9 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 10 - Quốc gia:………………………. | ||
Hình 11 - Quốc gia:………………………. | ||
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS 2 đội quan sát nhanh hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để gọi tên quốc gia Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh được trình chiếu.
- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ 2 đội bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện đội chơi xung phong trả lời.
- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời đội còn lại đưa ra đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Hình 1: Bru-nây | Hình 2: In-đô-nê-xi-a |
Hình 3: Đông-ti-mo | Hình 4: Lào |
Hình 5: Cam-pu-chia | Hình 6: Mi-an-ma |
Hình 7: Ma-lai-xi-a | Hình 8: Phi-lip-pin |
Hình 9: Thái Lan | Hình 10: Xing-ga-po |
Hình 11: Việt Nam. |
|
- GV chỉ trên lược đồ vị trí của các nước Đông Nam Á:
Bản đồ chi tiết 11 nước Đông Nam Á cập nhật năm 2023
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em hãy cùng theo dõi bài học ngày hôm nay – Bài 18: Đông Nam Á, để hiểu rõ hơn về tinh thần ái quốc, khát khao độc lập của các dân tộc Đông Nam Á, được thể hiện qua phong trào giải phóng dân tộc nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Hoạt động 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Cuối thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã phân chia xong thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á. · Năm 1885: Anh biến Miến Điện thành một tỉnh của Ấn Độ (thuộc Anh). · Đầu thế kỉ XX: Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh. · Nửa sau thế kỉ XIX: Tây Ban Nha củng cố ách thống trị ở Phi-líp-pin. · Năm 1898: Mỹ xâm lược, biến Phi-lip-pin thành thuộc địa. · Cuối thế kỉ XIX: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. + Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác lược đồ Hình 18.1, Bảng 18.2, mục Nhân vật lịch sử SGK tr.70, 71 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: So sánh hai cuộc đấu tranh tiêu biểu theo hai xu hướng – bạo động cuả Bô-ni-pha-xi-ô và ôn hòa của Hô-xê Ri-dan ở Phi-lip-pin. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia) nửa sau thế kỉ XIX theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Giống nhau: · Là những phong trào yêu nước, chống thực dân Tây Ban Nha. · Thể hiện tinh thần dân tộc, cổ vũ nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh, giành độc lập dân tộc. + Khác nhau:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các nước Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX chuyển sang phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân. + Ở mỗi nước, phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra với những giai đoạn và hình thức khác nhau. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX Tư liệu 1: Hô-xê Ri-dan (1861 - 1896)
Liên minh Phi-líp-pin được Hô-xê Ri-dan thành lập năm 1892 và là tổ chúc có uy tín, có cơ sở cả trong giai cấp tư sản cũng như trong quần chúng. Ri-dan là thủ lĩnh trong Liên minh đứng về phái ôn hoà. Ông phản đối đấu tranh bạo lực, không tin vào lực lượng của quần chúng nhân dân, chỉ chú trọng hoạt động trong giới trí thức. Ông tin rằng những biện pháp giáo dục sẽ cải thiện đời sống nhân dân và tưởng rằng con đường cải cách do Tây Ban Nha mang lại là con đường duy nhất đúng cho một nhà nước Phi-líp-pin tự do độc lập trong tương lai. Ngay sau một vài hoạt động lớn của Liên minh, Ri-dan bị bắt và chịu án lưu đày. Trên đường sang Tây Ban Nha, ông lại bị bắt và chịu những cáo buộc về tội tổ chức và cổ vũ phong trào khởi nghĩa của tố chức Ka-ti-pu-nan (là bộ phận của Liên minh Phi-líp-pin). Ông bị giải về nước và chịu án tử hình vào ngày 31/12/1896). Ngày nay, tên ông được đặt cho một công viên ở Thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin. Ngày mất của ông được chọn là một trong những ngày nghỉ lễ chính thức của quốc gia Phi-líp-pin. Tư liệu 2: Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866): Là cuộc khởi nghĩa lớn, diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tốn thất to lớn. A-cha Xoa lúc đầu tham gia cuộc khởi nghĩa của Si-vô-tha, bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải phiêu bạt sang Việt Nam (Châu Đốc, Tịnh Biên). Số phận của người dân Việt Nam lúc này cũng giống như người dân Khơ-me, nên cuộc vận động khởi nghĩa của A-cha Xoa gặp nhiều thuận lợi. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống lại thực dân Pháp và triều đình Khơ-me. Từ vùng núi Thất Sơn, A-cha Xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp đánh về Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 18641 - 1865 càng mạnh mẽ. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia biến thành vùng căn cứ của cuộc khởi nghĩa A-cha Xoa. Thực dân Pháp thấy bất lợi, bèn ép buộc nhà Nguyễn bắt A-cha Xoa nộp cho chúng. Ngày 19/3/1866, do bị thương nặng, A-cha Xoa đã rơi vào tay thực dân Pháp.
HÌNH ẢNH VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác