Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 17: Ấn Độ

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Ấn Độ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: ẤN ĐỘ

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (17.1 – 17.44) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX để sưu tầm một số hình ảnh về đời sống của người Ấn Độ dưới ách cai trị của thực dân Anh vào thời kì này, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của HS.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Đồng cảm với đời sống của nhân dân các nước thuộc địa dưới nền đô hộ của chủ nghĩa đế quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến quốc kì, quốc huy, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của Ấn Độ.
  4. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến Ấn Độ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến Ấn Độ:

Câu 1: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện Quốc kì của Ấn Độ:

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện Quốc huy của Ấn Độ?

A.

B.

C.

D.

Câu 3: Tôn giáo phổ biến nhất của Ấn Độ là:

A. Phật giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 4: Đâu là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ?

  1. Đền Taj Mahal.
  2. Angkor Thom.
  3. Tháp đôi Petronas.
  4. Nhà thờ San Agustin.

Câu 5: Tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ là:

  1. Phạ-lắc Phạ-lam.
  2. Bé xỉ (Xỉ-nọi).
  3. Chiến đấu bảo vệ thành phố Thà-khẹc.
  4. Ma-ha-bha-ra-ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 5 HS đọc đáp án.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

A

D

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bắt đầu từ những thương điếm do công ty Đông Ấn Anh lập ra vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh dần dần thôn tính và biến Ấn Độ thành thuộc địa có giá trị nhất của họ. Từ năm 1858, Ấn Độ đặt dưới sự cai trị trực tiếp của Chính phủ Vương quốc Anh. Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ có những nét gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Ấn Độ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tình hình kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX (chính sách kinh tế của thực dân Anh, hậu quả của chính sách kinh tế đó).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 17.1, 17.2, thông tin mục 1 SGK tr.68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

- Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ?

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học, sử dụng Bản đồ thế giới, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ Ấn Độ trên bản đồ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao thực dân Phương Tây nhất là Anh và Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

(Ấn Độ là một quốc gia đất rộng người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có truyền thống văn hóa lâu đời.

Miếng mồi ngon không thể bỏ qua).

- GV dẫn dắt: Đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Giữa thế kỷ XIX, Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 17.1, 17.2, thông tin mục 1 SGK tr.68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌNH HÌNH KINH TẾ ẤN ĐỘ
NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Chính sách kinh tế của thực dân Anh

Hậu quả của

chính sách kinh tế

 

 

- GV hướng dẫn các nhóm:

+ Khai thác tư liệu 17.1: vẽ biểu đồ về số lượng người dân Ấn Độ chết vì đói trong giai đoạn 1860 – 1900.

+ Khai thác tư liệu 17.2: cảm nhận về hậu quả mà nhân dân Ấn Độ phải chịu đựng dưới nền cai trị của thực dân Anh.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tình hình kinh tế

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 1.

HÌNH ẢNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ẤN ĐỘ

NỬA SAU THẾ KỈ XIX THEO PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  
  

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌNH HÌNH KINH TẾ ẤN ĐỘ NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Chính sách kinh tế của thực dân Anh

Hậu quả của chính sách kinh tế

- Thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn Độ thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh.

- Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền. Các đồn điền được lập ra chỉ trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện,….

- Thiếu hụt lương thực.

- Nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX.

Chính sách cai trị tàn bạo. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh ngày càng gay gắt.

Hoạt động 2. Tình hình chính trị, xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 17.3, Hình 17.4, thông tin mục 2 SGK tr.68, 69 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

- Em có nhận xét gì về phương pháp và mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 17.3, Hình 17.4, thông tin mục 2 SGK tr.68, 69 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

Tư liệu 17.3:

+ Thuật ngữ “Binh đoàn Xi-pay” là tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội Anh.

+ Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay: thái độ phân biệt chủng tộc của chính quyền thực dân Anh đối với đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội Anh.

 

Tư liệu 17.4: cuộc khởi nghĩa Xi-pay là một trong những hoạt động đấu tranh tiêu biểu cho hình thức đấu tranh vũ trang của nhân dân Ấn Độ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm thông tin, một số hình ảnh có liên quan đến tình hình chính trị, xã hội Ấn Độ giữa thế kỉ XIX (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 

Khởi nghĩa

Xi-pay

Đảng Quốc Đại

Phương pháp

 

 

Mục tiêu

 

 

Nhận xét

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tâp số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

- GV mời đại diện HS so sánh phương pháp, mục tiêu của Đảng Quốc đại và Khởi nghĩa Xi-pay theo Phiếu học tập số 2 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Tình hình chính trị:

+ Thực dân Anh cai trị hà khắc.

+ Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp.

- Tình hình xã hội:

+ Nhân dân Ấn Độ đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay, nông dân, tư sản (đại diện là Đảng Quốc đại) và công nhân (cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay).

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 17: Ấn Độ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Ấn Độ, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay