Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ

TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 9: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
  • Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu (9.1 – 9.5) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc, những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
  • Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ kiến thức trong bài học về nước Đức chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, HS sưu tầm tư liệu về Ốt-tô Phôn Bi-xmac để hiểu một vấn đề thực tế: Tại sao Bi-xmac là nhân vật có nhiều tượng để tôn vinh nhất ngày nay ở Đức?
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: đồng cảm với đời sống người lao động tại các quốc gia công nghiệp trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh phần Dẫn nhập và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Tại sao bến cảng Quảng Châu, Trung Quốc lại treo cờ Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Hà Lan?

- Điều này có ý nghĩa gì?

  1. Sản phẩm: HS quan sát hình ảnh phần Dẫn nhập và lý giải về sự xuất hiện của lá cờ Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Hà Lan tại bến cảng Quảng Châu (Trung Quốc).

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần Dẫn nhập:

Bến cảng Quảng Châu ở Quảng Đông (Trung Quốc) đầu thế kỉ XIX

(tranh vẽ, Bảo tàng Thương mại biển quốc gia O-xtray-li-a)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Tại sao bến cảng Quảng Châu, Trung Quốc lại treo cờ Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Hà Lan?

+ Điều này có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Lá cờ của Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Hà Lan xuất hiện tại bến cảng Quảng Châu (Trung Quốc) xác nhận sự hiện diện của các công ty tư bản lớn từ các nước Âu – Mỹ đến làm ăn, buôn bán tại Trung Quốc lúc bấy giờ.

+ Đây là một trong các biểu hiện của quá trình chuyển sang thời kì chuyển sang chủ nghĩa đế quốc của các nước tư bản.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 9.1, 9.2, mục Em có biết SGK tr.44, 45 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và châu Mỹ.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính trong quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 9.1, 9.2, mục Em có biết SGK tr.44, 45 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và châu Mỹ.

+ Xác định thời điểm xuất hiện chủ nghĩa đế quốc.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu mục Em có biết: Kênh đào Xuy-ê rất quan trọng đối với hàng hải thế giới. Ngày nay, nó được sử dụng nhiều như những năm 1800. HS tìm hiểu thêm thông tin về những sự kiện quan trọng xảy ra ở kênh đào từ năm 1900 và ghi lại những phát hiện vào vở.

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về chủ nghĩa đế quốc:

“Thế giới đã bị phân chia” (tranh biếm họa về việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa

 vào đầu thế kỉ XX)

Tranh biếm họa đương thời về

các tổ chức độc quyền ở Mỹ

- GV mở rộng, liên hệ thực tế, yêu cầu HS cho biết: Ngày nay, châu Phi vẫn đang vật lộn với những vấn đề do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Đó là những vấn đề nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Những vẫn đề ngày nay châu Phi vẫn đang phải vật lộn: chiến tranh, xung đột tại đây đã gây ra tình trạng an ninh bất ổn định, khủng hoảng nhân đạo, dịch bệnh, đói nghèo…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

- Sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền:

+ Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, xuất hiện các công ty độc quyền, kiểm soát gần như hoàn toàn ngành công nghiệp.

+ Kiểm soát toàn bộ các ngành công nghiệp là: các-ten (Đức), xanh-đi-ca (Pháp), tơ-rớt (Mỹ).

- Sự ra đời của tư bản tài chính:

+ Ngân hàng lớn hình thành, trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp tạo nên tư bản tài chính.

- Hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa: Hoạt động xuất khẩu tư bản: đầu tư, sản xuất kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,…

→ Tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

→ Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, thời điểm xuất hiện chủ nghĩa đế quốc có thể được tính từ khi các công ty độc quyền xuất hiện từ các nước châu Âu và Mỹ và kết thúc khi mâu thuẫn giữa các nước đế quốc bộc phát thành Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

Hoạt động 2: Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đội ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 9.3 – 9.5, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 SGK tr46, 47 và trả lời câu hỏi:

- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có những chuyển biến lớn về kinh tế như thế nào?

- Nêu những nét chính về chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Xác định vị trí thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những chuyển biến lớn trong kinh tế, chính sách đối nội, đội ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Những chuyển biến lớn về kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 9.3, 9.4, thông tin mục 2a SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có những chuyển biến lớn về kinh tế như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những chuyển biến lớn về kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2.  Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a. Những chuyển biến lớn về kinh tế

- Sau năm 1870, các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế quan trọng: luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ.

- Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX, thay đổi tốc độ phát triển công nghiệp giữa các nước dẫn đến sự thay đổi vị trí trong 4 nền công nghiệp hàng đầu thế giới:

+ Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới.

+ Đức giữ vị trí thứ hai.

+ Anh và Pháp mất vị thế bá chủ về sản xuất công nghiệp nhưng là hai nước xuất khẩu tư bản nhiều nhất (hệ thống thuộc địa lớn). 

Nhiệm vụ 2: Những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác mục Em có biết SGK tr.46, 47 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Chính sách

đối nội

Chính sách

đối ngoại

- Những nét chuyển biến chung:

- Những nét chuyển biến riêng:

Anh

 

 

Đức

 

 

Pháp

 

 

Mỹ

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về kinh tế các nước đế quốc:

“Con bạch tuộc” – biểu tượng về sự mở rộng xâm lược thuộc địa của đế quốc Anh (tranh biếm họa)

Pháp xâm lược Ma-đa-gát-xca năm 1895 (tranh vẽ)

Tranh biếm họa thể hiện Mỹ đuổi

các nước châu Âu ra khỏi Đô-mi-ni-ca

- GV yêu cầu HS chỉ trên lược đồ Hình 9.5: Xác định vị trí thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS:

+ Nêu những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại.

+ Chỉ trên lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

b. Những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Nhiệm vụ 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Chính sách đối nội

Chính sách đối ngoại

- Những nét chuyển biến chung:

+ Chính sách đối nội:

·      Chính quyền Anh, Đức, Pháp: thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp phong trào công nhân.

·      Chính quyền Mĩ: hàn gắn vết thương chiến tranh, hòa hợp quốc gia, tái thiết đất nước.

+ Chính sách đối ngoại: tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

- Những nét chuyển biến riêng:

Anh

Quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến:

Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, là “đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn”.

Đức

Quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến:

Nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

- Dưới thời Thủ tướng Bi-xmac, lập các liên minh cô lập Pháp.

- Cuối thế kỉ XIX, tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa.

Pháp

- Nền Cộng hòa thứ ba được thành lập sau Chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), tình hình chính trị không ổn định.

- 1875 – 1914, nước Pháp 50 lần thay đổi Chính phủ

Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai thế giới.

Mỹ

- Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

 

- Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-lip-pin.

- 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay