Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
(2 tiết)
HS học về:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh phần Dẫn nhập SGK tr.54:
Những người lính thuộc quân đội Pháp ở chiến hào Véc-đoong, Pháp (năm 1916).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh phần Dẫn nhập – Những người lính thuộc quân đội Pháp ở chiến hào Véc-đoong, Pháp (năm 1916).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và mô tả theo quan điểm cá nhân.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả bức tranh phần Dẫn nhập.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Bức ảnh là tư liệu gốc, được chụp vào ngày 24/10/1916 - thời điểm diễn ra trận Véc-đoong, một trận địa khốc liệt và đẫm máu của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Trong ảnh là những người lính Ma-rốc thuộc quân đội Pháp trong chiến hào ở Véc-đoong.
+ Những chi tiết liên quan đến “chiến tranh chiến hào”, sự khốc liệt của chiến tranh, sự tham chiến không chỉ của nước Pháp mà cả những thuộc địa của Pháp.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, tại sao cuộc chiến khốc liệt này lại xảy ra? Nó đã để lại những hậu quả và tác động như thế nào đối với lịch sử nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 12.1, 12.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.54. 55 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. - GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 12.1, 12.2, nêu câu hỏi gợi mở: + Tư liệu 12.1: · Hai khối quân sự đối đầu với nhau là những khối nào? (Khối Hiệp ước, Khối Liên minh). · Thành viên của mỗi khối? (Khối Liên minh hình thành năm 1882 gồm Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a; Khối Hiệp ước hình thành năm 1907 gồm Anh, Pháp, Nga). Lược đồ các quốc gia thuộc hai khối quân sự ở châu Âu năm 1907 + Tư liệu 12.2: Lưu ý: · Sự kiện bắt đầu một tháng sau việc Thái tử Áo bị ám sát ở Xéc-bi, diễn biến tiếp theo làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. · Khái niệm chiến tranh thế giới có đặc điểm là diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, thuộc nhiều quốc gia khác nhau, có sự tham chiến trực tiếp của nhiều nước. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. + Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất - Nguyên nhân sâu xa: + Hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu. + Cả hai khối đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang đe dọa lẫn nhau, tìm cớ gây chiến. - Nguyên nhân trực tiếp: Vụ Thái tử Áo bị ám sát ở Xa-ra-ê-vô do nhóm dân tộc chủ nghĩa của Xéc-bi tiến hành (Xa-ra-ê-vô nay là thủ đô của liên bang Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-a, năm 1914 là một phần bị sáp nhập của đế quốc Áo – Hung).
| ||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Hình ảnh thái tử Áo - Hung bị ám sát
|
Hoạt động 2: Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 12.3, 12.4, thông tin mục 2 SGK tr.55, 56 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. - GV lưu ý, hướng dẫn HS khai thác tư liệu: + Tư liệu 12.3: Hình ảnh gây tranh cãi trong bức tranh là cảnh trận bóng đá đằng sau những cảnh người lính bị mù do vũ khí hóa học của Đức. Việc chơi bóng cho thấy tầm quan trọng của cuộc sống thường ngày ở gần mặt trận vẫn được tiếp tục một cách bình tĩnh trước sự hỗn loạn của chiến tranh. + Tư liệu 12.4: Bảng thống kê chỉ dành cho thiệt hại nặng nề về binh lính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không bao gồm dân thường. - GV cho HS xem thêm thông tin, video, hình ảnh về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh đã đi qua nhưng những dấu ấn lịch sử về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn còn đó. Đây là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa, gây ra những tàn phá vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến vật chất, tinh thần của toàn nhân lại lâu dài và sâu sắc. | 2. Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại - Hậu quả: + Nhân loại phải gánh chịu những tổn thất nặng nề: · 10 triệu binh lính chết. · 20 triệu binh lính bị thương. · Thành phố, làng mạc,m đường sá, nhà máy,… bị phá hủy. + Kinh tế, chính trị của châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng: · Nhiều nước trở thành con nợ của Mĩ. · Đế quốc Áo – Hung tan rã. · Bản đồ châu Âu được phân định lại. - Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga thành công, đánh dấu sự chuyển biến trong cục diện chính trị thế giới. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác