Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 10: Công xã Pari

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Công xã Pari. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: CÔNG XÃ PA-RI (1871)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Công xã Pa-ri (năm 1871): hoàn cảnh ra đời Công xã, sự thành lập và hoạt động của Hội đồng Công xã và cuộc đấu tranh bảo vệ Công xã.
  • Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri (năm 1871).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử dưới sự hướng dẫn của GV để tìm hiểu về hoạt động của Hội đồng Công xã Pa-ri và cuộc đấu tranh bảo vệ Công xã.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sự thành lập và hoạt động của Hội đồng Công xã để liên hệ với thực tiễn đời sống trong xã hội hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: đồng cảm với đời sống người lao động tại các quốc gia công nghiệp trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa phần Dẫn nhập SGK tr.48, yêu cầu HS mô tả lại bức tranh.
  4. Sản phẩm: HS mô tả bức tranh phần Dẫn nhập SGK tr.48.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa phần Dẫn nhập SGK tr.48:

Người dân Pa-ri và binh lính bên những khẩu đại bác trên đồi Mông-mác

sáng 18/3/1871 (truyện tranh Công xã Pa-ri của Uy-li-am Si-gồ, năm 1932)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy mô tả bức tranh minh họa em vừa quan sát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và mô tả bức tranh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Bức tranh kể lại một phần của câu chuyện diễn ra trên đồi Mông-mác sáng ngày 18/3/1871.

+ Một nhóm người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đang vây quanh các khẩu đại bác, đối mặt với quân đội Chính phủ và gào lên “Thật đáng xấu hổ! Các anh định làm gì?”. Những người lính hòa vào đoàn người, tiến vào tọa thị chính. Chính quyền mới ra đời – Công xã Pa-ri.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10 – Công xã Pa-ri.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Công xã Pa-ri năm 1871

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri, những chính sách của Hội đồng Công xã và sự bảo vệ của nhân dân đối với Công xã Pa-ri.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 10, mục Em có biết, thông tin trong mục SGK tr.48, 49 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri. Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của tầng lớp nào trong xã hội? Đó là những chính sách gì?

- Nhân dân đã bảo vệ Công xã Pa-ri như thế nào?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Công xã Pa-ri và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1 SGK tr.48 và trả lời câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri.

+ GV hướng dẫn HS lập niên biểu, các sự kiện: tháng 7/1870, ngày 18/3/1871, ngày 26/3/1871.

+ Từ bảng niên biểu, kể lại câu chuyện về sự ra đời Công xã Pa-ri.

+ GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Một chướng ngại vật trên phố ngày 18/3/1871

Quần chúng chiếm tòa Thị chính Pa-ri

 trưa ngày 18/3/1871

- GV hướng dẫn HS khai thác mục Em có biết SGK tr.49 và cho biết:

+ Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của tầng lớp nào trong xã hội? (công nhân, dân nghèo).

+ Đó là những chính sách gì? (Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng; giáo dục công miễn phí; tiếp quản nhà máy, giao cho công nhân kiểm soát; tịch thu và phân loại những ngôi nhà không có người cho dân nghèo; bình ổn giá bánh mì).

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 10 SGK tr.49 và trả lời câu hỏi: Nhân dân đã bảo vệ Công xã Pa-ri như thế nào?

+ GV lưu ý HS các cụm từ thể hiện nhân dân Pa-ri đã kiên cường chiến đấu và hi sinh để bảo vệ Công xã Pa-ri: Tuần lễ đẫm máu, 150 chiến sĩ Công xã đã chiến đấu đến người cuối cùng.

+ GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video:

Vật cản trên đường Rue Voltaire sau khi được chiếm bởi quân đội Công xã Paris trong “Tuần lễ đẫm máu”

Thành viên Công xã Paris bị xử tử

Tinh thần bất diệt của Công xã Pa-ri: https://www.youtube.com/watch?v=r3YkE6PHc8o

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV yquan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri, những chính sách của Hội đồng Công xã và sự bảo vệ của nhân dân đối với Công xã Pa-ri.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Công xã Pa-ri năm 1871

* Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời Công xã Pa-ri:

- Tháng 7/1870:

+ Chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông III và 10 vạn quân thất trận bị bắt làm tù binh.

+ “Chính phủ vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập.

Chấp nhận điều kiện đầu hàng của nước Phổ.

+ Nhân dân Pa-ri muốn chiến đấu để bảo vệ thủ đô.

Ủy ban Trung ương Quốc dân được thành lập.

- Ngày 18/3/1871:

+ Từ đồi Mông-mác, nhân dân và các tiểu đoàn Quốc dân  tiến vào thủ đô.

+  “Chính phủ vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

- Ngày 26/3/1871: Hội đồng Công xã ra đời, tập trung trong tay quyền lập pháp, hành pháp.

* Hội đồng Công xã:

- Tầng lớp xã hội nhận được những chính sách quan tâm: dân nghèo thành thị.

- Các chính sách lớn:

+ Trao quyền quản lí an ninh, nhà máy cho dân chúng.

+ Phân chia lại tài sản, đảm bảo mặt hàng thiết yếu.

+ Giáo dục miễn phí.

* Cuộc chiến đấu bảo vệ Công xã Pa-ri:

- Từ ngày 2/4 đến ngày 28/5/1871, nhân dân Pa-ri đã dựng lên chiến lũy trên khắp đường phố, kiên cường chiến đấu để bảo vệ Công xã.

- Sau một “Tuần lễ đẫm máu”, 150 chiến sĩ Công xã đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng.

Hoạt động 2: Ý nghĩa của Công xã Pa-ri

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của sự ra đời Công xã Pa-ri.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.49 và trả lời câu hỏi: Tại sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân”?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của Công xã Pa-ri và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.49 và hoàn thành nhanh Phiếu học tập số 1: Tại sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân”?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Ý NGHĨA CỦA CÔNG XÃ PA-RI

- Nhà nước kiểu mới:………………………………

- Nhà nước do dân:…………………………………

- Nhà nước vì dân:………………………………….

- GV cung cấp cho HS thêm một số thông tin đánh giá về Công xã Pa-ri (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV cho HS nghe bài hát Quốc tế ca và giới thiệu: Bài ca hùng tráng thấm đẫm máu đào của các chiến sĩ cách mạng quốc tế bảo vệ Công xã Pa-ri đã trở thành bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới; là tiếng kèn lệnh chiến đấu kêu gọi mạnh mẽ tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đoàn kết lại, đứng lên lật đổ mọi áp bức bóc lột, bất công, xây dựng một chế độ xã hội mới công bằng, văn minh.

https://www.youtube.com/watch?v=iAnjGkORdn8

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải tại sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. Ý nghĩa của Công xã Pa-ri

- Nhà nước kiểu mới: Công xã Pa-ri là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ.

- Nhà nước do dân: Công xã Pa-ri là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động lập ra, tổ chức quản lí và chiến đấu bảo vệ.

- Nhà nước vì dân: Các chính sách của Hội đồng công xã đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1: Sinh thời, C.Mác đã tổng kết những bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”. Ông đánh giá rất cao tinh thần quật cường, ý chí hy sinh anh dũng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Công xã Pa-ri. Nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học được C.Mác xác minh, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển. C.Mác khẳng định: Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân, là hình thức chính trị của sự giải phóng xã hội mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã tạo ra.

Tư liệu 2: Đánh giá về ảnh hưởng sâu sắc của Công xã Pa-ri đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở châu Âu cuối thế kỷ XIX, V.I.Lê-nin nhấn mạnh: Công xã Pa-ri đã khuấy động mạnh mẽ phong trào xã hội chủ nghĩa ở toàn thể châu Âu; đã dạy cho giai cấp vô sản châu Âu “đặt những vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách cụ thể”. Tuy có phạm sai lầm và thất bại, nhưng đó là hình thức chính trị “rốt cuộc đã được tìm ra” và Công xã Pa-ri “vẫn là một kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX”.

https://www.youtube.com/watch?v=r3YkE6PHc8o&t=85s

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Công xã Pa-ri (1871).
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Công xã Pa-ri (1871).

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.49.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Công xã Pa-ri (1871).

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

 

 

Trường THCS:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 10: CÔNG XÃ PA-RI

 

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Công xã Pa-ri được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Cuộc chiến tranh giữa quân Pháp với quân Phổ đang diễn ra quyết liệt.

B. Ngay sau khi Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập.

C. Quần chúng tiến vào thủ đô, “Chính phủ vệ quốc” bỏ chạy.

D. Nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ chế độ Đế chế II của Na-pô-lê-ông III.

Câu 2: Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện gì?

A. Từ đồi Mông Mác, nhân dân và các tiểu đoàn Quốc dân quân tiến vào thủ đô, “Chính phủ vệ quốc” bỏ chạy về véc-xai.

B. Chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra.

C. Hội đồng công xã ra đời, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp.

D. Quân đội của “Chính phủ Vệ quốc” bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những chính sách của Hội đồng Công xã Pa-ri?

A. Bình ổn giá bán gạo.

B. Giáo dục công miễn phí.

C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

D. Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 4: Vì sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”?

A. Vì Công xã Pa-ri là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ.

B. Vì Công xã Pa-ri là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động lập ra, tổ chức quản lí và chiến đấu bảo vệ.

C. Vì các chính sách của Hội đồng công xã đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng.

D. Vì Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

Câu 5: Công xã Pa-ri tồn tại trong vòng bao nhiêu ngày?

A. 68 ngày.

B. 70 ngày.

C. 72 ngày.

D. 74 ngày.

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 10: Công xã Pari

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Công xã Pari, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay