Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
(1 tiết)
HS học về:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh phần Dẫn nhập SGK tr.57:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh phần Dẫn nhập.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả bức tranh phần Dẫn nhập.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bức tranh miêu tả khoảnh khắc lịch sử khi Lê-nin kêu gọi nhân dân Nga: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới muôn năm”. Đảng Bôn-sê-vích (lực lượng chính trị có ảnh hưởng nhất nước Nga lúc bấy giờ” muốn giành lấy chính quyền, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến và cải thiện đời sống cho nhân dân.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Vậy, tại sao cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa xảy ra ở Nga? Cuộc cách mạng đã diễn ra như thế nào, mang đến các giá trị cho nước Nga và nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Hoạt động 1: Nguyên nhân và diễn biến chính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
* Nguyên nhân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS khai thác hình ảnh, nêu câu hỏi gợi mở:
+ Những chi tiết nào trong Hình 13.1 phản ánh bản chất của sự kiện được ghi lại? + Sự kiện đó dẫn đến vấn đề gì của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi gợi mở: + Những chi tiết trong Hình 13.1 phản ánh bản chất của sự kiện được ghi lại: · Nhân dân Pê-tơ-rô-grát xuống đường biểu tình dưới làn đạn súng máy của lực lượng Chính phủ lâm thời. · Chính phủ tư sản lâm thời ra lệnh cho binh lính xả súng vào đoàn người biểu tình tại Pê-tơ-rô-grát. Hành động này đã khẳng định chỉ có bạo lực cách mạng như Luận cương tháng Tư của Lê-nin xác định mới có thể giành lại chính quyền về tay Xô Viết công nông. + Sự kiện đó dẫn đến vấn của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười: Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau không thể cùng tồn tại. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân của Cách mạng tháng Mười Nga. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. * Diễn biến chính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 13.2, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.58, 59 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho các nhóm khai thác Hình 13.2: Những chi tiết nào phản ánh diễn biến của cách mạng (nhân vật, lá cờ, thời gian, quang cảnh,…)? Gợi ý: + Nhân vật: các đội Cận vệ Đỏ và binh sĩ trung thành với Xô viết có mặt tại Cung điện Mùa Đông - nơi đặt trụ sở của Chính phủ Lâm thời và nơi ở của nhiều bộ trưởng và quan chức tư sản Nga. + Lá cờ: chính phủ lâm thời đã bị phế truất. + Thời gian: đêm 25/10/1917. + Quang cảnh: quân cách mạng chiếm Cung điện Mùa Đông. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm thông tin, hình ảnh, video về diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, liên hệ, vận dụng, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà: Viết một truyện ngắn (khoảng 500 chữ) – Hãy tưởng tượng em là một người lính trong đơn vị cận vệ đỏ tham gia vào cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông (7/11/1917) và kể lại không khí, diễn biến của Cách mạng tháng Mười vào những giờ khắc cuối cùng của Chính phủ tư sản lâm thời tại nơi này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nguyên nhân và diễn biến chính - Nguyên nhân: + Người dân mong muốn chiến tranh sớm kết thúc (Chiến tranh thế giới thứ nhất kéo dài đã hơn 2 năm), cuộc sống được cải thiện đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. → Cách mạng tháng Hai. + Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập, · Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. · Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính. → Không thể cùng tồn tại. + Tháng 7/1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến, cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Diễn biến chính: + Ngày 7/10 (ngày 10/10 theo lịch dương): các đội cận vệ đỏ được thành lập. + Đêm 24/10 (6/11): · Lê-nin đến điện Xmô-nưi, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa. · Các đội cận vệ đỏ chiếm được các vị trí then chốt. + Đêm 25/10 (7/11): · Quân cách mạng chiếm Cung điện Mùa Đông. Chính phủ lâm thời sụp đổ. · Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô-viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát. + Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
| ||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO, THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917)
https://www.youtube.com/watch?v=-I5yLlESosA&t=40s Tư liệu: Chính phủ lâm thời đóng ở Cung điện Mùa Đông do Kê-ren-xki đứng đầu (từ ngày 8 - 7), ngoài ra còn có Bộ Tham mưu Hải quân và Bộ Tham mưu Quân khu Pê-tơ-rô-grát đóng ở xung quanh cung điện. Bộ Tham mưu của cách mạng đặt trụ sở ở điện Xmô-nưi có Uỷ ban Quân sự cách mạng, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát. Lực lượng cách mạng có 3 bộ phận: các đội cận vệ đỏ (công nhân vũ trang), các đơn vị quân đội ngả về phía cách mạng, chiến hạm thuộc hạm đội Ban-tích (Baltic) đợi lệnh tiến vào cửa sông Nê-va (Neva). |
Hoạt động 2: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trình chiếu, hướng dẫn HS đọc Tư liệu 13.3 SGK tr.59 và trả lời câu hỏi:
(giống như Mặt Trời; chiếu sáng khắp năm châu; thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất; chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn, sâu xa như thế). - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: + Nhóm chẵn: Tìm hiểu tác động và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga. + Nhóm lẻ: Tìm hiểu tác động và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga đối với thế giới. - GV mở rộng, cho HS xem thêm video về ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga với thế giới và Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=kWjgYYApdYY https://www.youtube.com/watch?v=MvQzlpEWKw4 https://www.youtube.com/watch?v=EV5_zrVVrB4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm chẵn và 1 nhóm lẽ nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận. | 2. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga - Tác động và ý nghĩa đối với nước Nga: + Mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc được giải phóng, làm chủ đất nước. + Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập: · Xóa bỏ chế độ người bóc lột người. · Xây dựng xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho người lao động. - Tác động và ý nghĩa đối với thế giới: + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước. + Mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, phụ
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác