Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học về:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt và chữ Quốc ngữ:
Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt | Bên trái là tiếng Latinh, bên phải là tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ | Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ, ra mắt năm 1865 |
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
+ Được hình thành bởi các tu sĩ trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ XVII dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha. Giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt là người có công hệ thống hóa và định chế hóa chữ quốc ngữ qua cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum in năm 1651 tại Roma.
+ Được ghi bằng tập hợp các chữ cái La-tinh và dấu phụ được dùng cùng với các chữ cái đó, ghép âm dựa theo quy tắc chính tả của văn tự tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Hoạt động 1: Những nét chính về tình hình kinh tế
- Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII. Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào?
- Nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
- Nêu những nét chính về tình hình phát triển của thương nghiệp thế kỉ XVI – XVIII. Thương nghiệp thời kì này có những điểm mới gì so với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV – XV)?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Nhiệm vụ 1: Nông nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu và hướng dẫn HS đọc Tư liệu 6.1, 6.2 và trả lời câu hỏi: + Buổi đầu thời Mạc tình hình trong nước (vùng đất nằm dưới sự quản lí của nhà Mạc) như thế nào? Nêu dẫn chứng làm rõ về tình hình đó. Điều đó cho thấy nỗ lực gì của nhà Mạc? + Đoạn tư liệu miêu tả hoạt động gì? Vì sao Trịnh Hoài Đức nói “dùng sức ít mà được lợi nhiều”? - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác thông tin trong mục SGK tr.33 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và cho biết: Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào? - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: So sánh sự phát triển giữa hai Đàng. Vì sao có sự khác nhau đó? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII. + Tích cực: · Dần ổn định trở lại và phát triển.
· Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất. · Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. · Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển. + Hạn chế: Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến. - GV mời đại diện 1 HS so sánh sự phát triển giữa hai Đàng theo Phiếu học tập. (Đính kèm kết quả Phiếu học tập bên dưới Nhiệm vụ 1). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Những nét chính về tình hình kinh tế a. Nông nghiệp - Ở Đàng Ngoài: + Ruộng đất bị bỏ hoang không có người cấy. + Cuối thế kỉ XVII, nền nông nghiệp dần ổn định. - Ở Đàng Trong: + Nông nghiệp phát triển rõ rệt. + Lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước. → Hình thành tầng lớp địa chủ.
| ||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||
Nhiệm vụ 2: Thủ công nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh: Bình gốm Chu Đậu thuộc sở hữu của J.E.Ha-gen Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI Làng gốm Bát Tràng thế kỉ XVIII - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. - GV mời 1 – 2 HS nêu ý nghĩa tích cực của sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời: + Sản phẩm thủ công ngày càng được chuyên môn hóa, tay nghề của các nghệ nhân được nâng cao, thúc đẩy công nghiệp từ một nghề phụ dần trở thành một nghề chính (lên thành thị lập phường sản xuất). + Cho thấy nhu cầu và thị hiếu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng. + Sự cạnh tranh đã xuất hiện, phát huy tác dụng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển khi có sự tham gia của bạn hàng mới từ các quốc gia phương Tây và Nhật Bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bức tranh chung của nền kinh tế Đại Việt (thủ công nghiệp) đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, từng bước hội nhập với thế giới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Thủ công nghiệp - Thủ công nghiệp truyền thống: gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng. - Nghề thủ công mới (phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII): khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường trắng. - Các làng nghề nổi tiếng: + Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), giấy Yên Thái (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), làm đường (Quảng Nam),… + Thợ thủ công lập phường, vừa sản xuất, vừa bán hàng.
| ||||||||
Nhiệm vụ 3: Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
| c. Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị - Hoạt động nội thương:
|
-------------Còn tiếp------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác