Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 15: Trung Quốc

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Trung Quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 15: TRUNG QUỐC

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
  • Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (15.1, 15.2) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức về khu vực ảnh hưởng của các cường quốc trên lãnh thổ Trung Quốc vào cuối thể kỉ XIX; diễn biến và kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911).
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc; trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi; nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về tư tưởng Tam dân để liên hệ với thực tiễn đời sống xã hội hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Đồng cảm với đời sống của nhân dân các nước thuộc địa dưới nền đô hộ của chủ nghĩa đế quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát bức tranh phần Dẫn nhập SGK tr.64 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả bức tranh mà em quan sát được.
  4. Sản phẩm: HS mô tả bức tranh phần Dẫn nhập SGK tr.64.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát bức tranh phần Dẫn nhập SGK tr.64:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả bức tranh mà em quan sát được.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả bức tranh “Chiến tranh thuốc phiện”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Năm 1839, trước tình trạng thương nhân Anh buôn lậu thuốc phiện tràn lan ở Trung Quốc, Triều Thanh đã gửi thư đến Nữ hoàng Anh: “Tôi được biết quý quốc nghiêm cấm việc hút thuốc phiện…. Quý quốc đã không cho phép thuốc phiện tàn phá đất nước mình thì càng không nên để nó làm tổn hại các nước khác”. Lời khẩn cầu bị phớt lờ. Một năm sau, Chiến tranh thuốc phiện xảy ra, mở đầu cho quá trình các cường quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc.

+ Bức tranh miêu tả cảnh tàu hơi nước Ne-me-sít của Anh tấn công và phá hủy thuyền buồm của Trung Quốc tại Xuyên Tỵ, Quảng Châu vào năm 1840.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc diễn ra như thế nào? Phong trào cách mạng nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Trung Quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 15.1, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.64 và trả lời câu hỏi: Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc diễn ra như thế nào?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 15.1, xác định khu vực ảnh hưởng của các cường quốc trên lãnh thổ Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX.

+ GV lưu ý HS thuật ngữ “khu vực ảnh hưởng”: Đây là vùng đất mà Triều Thanh phải giao cho các nước đế quốc chiếm đóng, quản lí, kiểm soát về thương mại và đầu tư theo các hiệp ước được kí từ sau thất bại của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) nhưng không phải là “thuộc địa”.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 15.1, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.64 và trả lời câu hỏi: Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc diễn ra như thế nào?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video có liên quan đến quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:

Chiến tranh thuốc phiện (1840 -1842)

Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=_LKbIE3qXmY

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc

- Lí do các cường quốc xâm lược Trung Quốc:

+ Có tiềm năng về nguyên liệu thô.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc vào thế kỉ XIX.

- Sự kiện mở đầu quá trình các cường quốc xâm lược: Anh gây chiến (Chiến tranh thuốc phiện).

→ Nhà Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.

- Quá trình các cường quốc Đức, Nga, Pháp, Nhật xác lập các vùng ảnh hưởng: dùng vũ lực ép Trung Quốc kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng về chính trị, kinh tế.

- Hậu quả của quá trình các cường xâm lược Trung Quốc:

+ Các nước đế quốc từng bước xác lập các vùng ảnh hưởng.

+ Kiểm soát hoàn toàn về thương mại ở nhiều tỉnh thuộc lãnh thổ nhà Thanh.

Hoạt động 2. Cách mạng Tân Hợi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 15.2, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 2 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách mạng Tân Hợi và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc mục Nhân vật lịch sử SGK tr.65 và giới thiệu thêm về Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 2 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về Cách mạng Tân Hợi:

Quang cảnh đường Nam Kinh sau cuộc khởi nghĩa Thượng Hải năm 1911

Khởi nghĩa Vũ Xương bắt đầu cuộc

Cách mạng Tân Hợi 1911

https://www.youtube.com/watch?v=C8d7cG80Kns&t=25s

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. Cách mạng Tân Hợi

- Diễn biến:

+ 9/5/1911: triều đình nhà Thanh ra sắc lệnh Quốc hữu hóa đường sắt.

→ Tư sản và nhân dân công khai phản đối.

+ 10/10/1911: cách mạng bùng nổ.

→ Thắng lợi ở Vũ Xương.

+ 12/1911: Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời.

+ 12/2/1912: Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị.

+ 2/1912: Tôn Trung Sơn từ chức. Quyền tổng thống thuộc về Viên Thế Khải.

→ Cách mạng kết thúc.

- Kết quả:

+ Nền quân chủ chuyên chế của nhà Thanh sụp đổ.

+ Chấm dứt thời kì phong kiến hàng nghìn năm ở Trung Quốc.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

- Hạn chế:

+ Chưa giải quyết được vấn đề về độc lập cho Trung Quốc.

+ Chưa giải quyết được vấn đề về ruộng đất cho nông dân.

 

 

TÔN TRUNG SƠN VÀ TỔ CHỨC ĐỒNG MINH HỘI

 

1. Tôn Trung Sơn là nhà chính trị, nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc. Sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, ông trở về nước năm 1911 và lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi. Sau khi Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống. 

 

2. Trung Quốc Đồng minh hội

- Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. Cương lĩnh chính trị dựa trên tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:

+ Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng ngoại bang.

+ Dân quyền: chuyển đổi dần sang Chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc.

+ Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hóa và phân bố đất đai bình đẳng hơn.

- Mục tiêu của Hội: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.

- Nhờ xác định rõ mục tiêu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, có quá trình chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tân Hợi.

Tôn Trung Sơn với thành viên  Đồng Minh hội

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 15: Trung Quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Trung Quốc, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay