Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Sự ra đời của nhà Nguyễn.
  • Tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Đọc, hiểu, khai thác thông tin từ các tư liệu 19.4, 19.6, 19.11, 19.12, 19.13; Quan sát để giải mã được sơ đồ 19.2, lược đồ 19.3; Quan sát để giải mã được các tư liệu 19.1, 19.5, 19.7, 19.8, 9, 19.10, 19.14.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn; Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời nhà Nguyễn; Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các vua Nguyễn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tìm hiểu thêm về Triều Nguyễn – những đóng góp về mặt di sản; Vận dụng kiến thức trong bài học về quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, rút ra những bằng chứng lịch sử có ý nghĩa đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
  • Trách nhiệm: Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.

- GV trình chiếu hình ảnh vua Gia Long và vua Minh Mạng. HS trình bày một số hiểu biết về hai vi vua này và triều đại mà các ông trị vì.

  1. Sản phẩm:

- Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

- Hiểu biết về hai vị vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Ai đã đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn?

  1. Nguyễn Phúc Nguyên.
  2. Nguyễn Hoàng.
  3. Nguyễn Ánh.
  4. Nguyễn Kim.

Mảnh ghép số 2: Minh Mạng - con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 có tên là:

  1. Nguyễn Phúc Đảm.
  2. Nguyễn Phúc Cảnh.
  3. Nguyễn Phúc Phổ.
  4. Nguyễn Phúc Chẩn.

Mảnh ghép số 3: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào dưới thời vua Gia Long để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền?

  1. Quốc triều Hình luật.
  2. Hoàng Việt luật lệ.
  3. Hình thư.
  4. Luật Hồng Đức.

Mảnh ghép số 4: Bức tranh dưới đây thuộc dòng tranh nào?

Đám cưới chuột

  1. Tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
  2. Tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế).
  3. Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
  4. Tranh Hàng Trống (Hà Nội).

Mảnh ghép số 5: Lắng nghe điệu nhạc dưới đây và cho biết điệu nhạc đó thuộc thể loại âm nhạc truyền thống nào?

https://www.youtube.com/watch?v=JxZg1U_NWUU (từ đầu đến 1 phút).

  1. Nhã nhạc cung đình Huế.
  2. Đờn ca tài tử.
  3. Ca trù.
  4. Xẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: C

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:

Toàn cảnh Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế) hiện nay

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trình bày hiểu biết về vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại hai ông trị vì.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về vua Gia Long, Minh Mạng:

Vua Gia Long (1762 – 1820)

Vua Minh Mạng (1791 – 1841)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết về vua Gia Long, vua Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày một số hiểu biết về vua Gia Long, vua Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Vua Gia Long (1762 – 1820):

  • Là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ.
  • Ông tiến hành các chính sách xây dựng chính quyền tập quyền trung ương; duy trì nhiều chính sách trung dung, mềm dẻo và thực dụng từ thời chiến tranh với Tây Sơn; thay thế các cải cách mang xu hướng mới của nhà Tây Sơn bằng kiểu cai trị và một nền giáo dục nghiêm khắc theo phong cách Nho giáo chính thống.

+ Vua Minh Mạng (1791 – 1841):

  • Là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, nhưng đến cuối thời ông thì nhà Nguyễn đã dần suy yếu cả về kinh tế và quân sự.
  • Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về hành chính. Tuy nhiên, không đưa ra cải cách nào về kinh tế. Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long. Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về sự ra đời của nhà Nguyễn; những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời Nguyễn cũng như quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Sự ra đời của nhà Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của nhà Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Nhân vật lịch sử SGK tr.72, kết hợp xem video và giải mã thông tin:

https://www.youtube.com/watch?v=x0c3muBuJTM

(Từ đầu đến 1p46s).

+ Hoàng đế Gia Long là ai?

(Là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn).

+ Ngay sau khi lên ngôi vua, nhà vua đã thi hành chính sách chính trị như thế nào?

(Chính sách chính trị khôn khéo: “phù Lê” để ổn định khu vực Đàng Ngoài; địa phương phân quyền (Bắc thành và Gia Định thành) phù hợp với việc quản lí một đất nước thống nhất nhưng lòng dân chưa ổn định).

+ Kết quả của chính sách đó là gì?

(Có thời gian để xây dựng pháp luật, quân đội, giáo dục, thi cử,…).

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS khai thác:

+ Xác định mốc thời gian quan trọng có liên quan đến sự ra đời của nhà Nguyễn.

+ Sau khi vua Quang Trung qua đời, ai là người kế vị ông? Tình hình nhà Tây Sơn sau đó như thế nào?

+ Sự kiện quân của Nguyễn Phúc Ánh chiếm được Phú Xuân cho biết điều gì?

+ Sự kiện nào cho biết nhà Tây Sơn chính thức sụp đổ và sự ra đời của nhà Nguyễn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi gợi mở:

+ Mốc thời gian quan trọng có liên quan đến sự ra đời của nhà Nguyễn: Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh đem quân lấn dần vào vùng đất thuộc nhà Tây Sơn, đánh chiếm kinh đô Phú Xuân.

+ Sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Quang Toản là người kế vị, nhà Tây Sơn suy yếu.

+ Sự kiện quân của Nguyễn Phúc Ánh chiếm được Phú Xuân cho biết Nguyễn Phúc Ánh đã lấn dần vùng đất thuộc nhà Tây Sơn.

+ Sự kiện Nguyễn Quảng Toản rời bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc, bị bắt ở Bắc Giang cho biết nhà Tây Sơn chính thức sụp đổ và sự ra đời của nhà Nguyễn.

- GV mời đại diện 1 HS kết luận, mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời của nhà Nguyễn

- Năm 1792: vua Quang Trung qua đời.

→ Nhà Tây Sơn suy yếu.

- Năm 1801: Nguyễn Phúc Ánh đem quân lấn dần vùng đất thuộc nhà Tây Sơn, đánh chiếm kinh đô Phú Xuân.

→ Nguyễn Quang Toản (kế vị vua Quang Trung) chạy ra Bắc, bị bắt ở Bắc Giang.

→ Triều đại Tây Sơn kết thúc.

- Năm 1802:

+ Nhà Nguyễn chính thức thành lập.

+ Chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm kinh đô.

(Hình ảnh kinh đô Phú Xuân đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH ĐÔ PHÚ XUÂN (HUẾ)

  

Kinh đô Phú Xuân (Huế) dưới thời Nguyễn

Hoạt động 2. Tình hình chính trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 6 nhóm, khai thác Hình 19.1 – 19.3, Tư liệu 19.4 SGK tr.73, 74 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

- Yếu tố quân chủ tập quyền được thế hiện như thế nào trong Hình 19.1?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình chính trị của nhà Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm tìm hiểu trước ở nhà:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về tình hình hành chính của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về tình hình luật pháp, quân đội của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về tình hình đối ngoại của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.

Nhiệm vụ 1: Hành chính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS Nhóm 1, 2 khai thác Hình 19.2, 19.3 SGK tr.73, 74 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về hành chính của Việt Nam thời nhà Nguyễn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Dưới thời vua Gia Long:

·      Vì sao nhà vua trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tính tập quyền?

(Tăng cường quyền lực trong tay nhà vua).

·      Vì sao 5 nội trấn Bắc Thành và 2 trấn Thanh Hoa, Nghệ An lại do các cựu thần nhà Lê đứng đầu?

(Là vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê”).

+ Dưới thời vua Minh Mạng:

·      Vì sao nhà vua lại phân vùng quản lí đất nước thành 3 khu vực?

(Thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi).

·      Minh Mạng thống nhất các đơn vị hành chính và chức quan quản lí như thế nào?

(Cả nước chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên; đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận và cho biết: Nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long, Minh Mạng.

- GV cung cấp một số thông tin về Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

 - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 19.1 SGK tr.73 và trả lời câu hỏi: Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thế nào trong tư liệu?

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Nêu ý nghĩa của các từ khóa “nhận mệnh”, “phục mạng”.

(“Nhận mệnh”: nhận lệnh được giao phó; “phục mạng”: tâu với vua khi hoàn tất công việc được giao).

+ Việc “nhận mệnh”, “phục mạng” phản ánh điều gì?

(Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 (hoặc Nhóm 2) trình bày những nét chính về hành chính của Việt Nam thời nhà Nguyễn.

- GV mời đại diện 1 HS nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long, Minh Mạng:

Tiêu chí

so sánh

Thời Gia Long (1802 – 1820)

Thời Minh Mạng (1821 – 1840)

Đơn vị hành chính vùng miền

Miền Bắc: Bắc thành (11 trấn)

Xóa bỏ đơn vị vùng, miền

Miền Trung: 7 trấn, 4 doanh.

Miền Nam: Gia Định thành (5 trấn).

Đơn vị hành chính cấp trấn, tỉnh

Trấn, doanh

Tỉnh

Chức quan đứng đầu vùng miền, liên tỉnh

Miền Bắc, Nam: Tổng trấn.

(Bắc thành, Gia Định thành).

- Xóa bỏ chức quan quản lí vùng miền.

- Liên tỉnh: Tổng đốc.

Miền Trung: vua trực tiếp quản lí.

Chức quan đứng đầu trấn, tỉnh

Trấn: trấn thủ

Tỉnh: tuần phủ

Doanh: lưu thủ

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi khai thác Hình 19.1:

Yếu tố quân chủ tập quyền thể hiện qua tư liệu:

+ Bức tranh lễ phục mạng diễn ra trước sân điện Cần Chánh (một trong những cung điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, nơi thiết triều chính của hoàng đế nhà Nguyễn).

+ Những chi tiết trong tư liệu như: người tâu phủ phục, hai hàng quan chắp tay kính cẩn, hai chiếc vạc đồng đã thể hiện yếu tố quân chủ tập quyền.

→ Vua là người đứng đầu nhà nước, có thẩm quyền cao nhất, tất cả các việc quan trọng của đất nước đều phải báo cáo với vua, do vua quyết định.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận câu trả lời của Nhóm 1, 2.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tình hình chính trị

* Hành chính

- Xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

- Dưới thời vua Gia Long:

+ Đổi tên nước thành Việt Nam.

+ Vua trực tiếp quản lí 4 doanh, 7 trấn.

+ Bắc thành mang truyền thống “phù Lê”, Gia Định thành – vùng đất nhà Nguyễn khai phá ở phía Nam.

+ Tổng trấn cai quản mỗi vùng, quyền lực như một phó vương.

- Dưới thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Bộ máy quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn

Đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền dưới thời Gia Long là sự tồn tại của hai khu vực hành chính là Bắc Thành và Gia Định Thành, thiếu thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi.

     Vua Minh Mạng lên ngôi đã sớm nhận ra những hạn chế này. Minh Mạng đã từng bước khắc phục tình trạng phân quyến, thống nhất tổ chức hành chính thông qua cuộc cải cách lớn tiến hành trong các năm 1831 - 1832. Trọng tâm cải cách hành chính của Minh Mạng là hệ thống chính quyền địa phương. Năm 1831, Minh Mạng quyết định xoá bỏ Bắc Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên ra Bắc làm 18 tỉnh. Năm 1832, xoá bỏ Gia Định Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên vào Nam thành 12 tỉnh.

     Đứng đầu cấp tỉnh là chức Tổng đốc. Tổng đốc là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh, tỉnh còn lại do một Tuần phủ đứng đầu, vẫn đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

Nhiệm vụ 2: Luật pháp, quân đội, ngoại giao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS Nhóm 3 - 6 thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 3, 4:

Khai thác Tư liệu 19.4, thông tin mục 1 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội nhà Nguyễn.

+ Nhóm 5, 6:

Khai thác thông tin mục 1 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về đối ngoại của nhà Nguyễn.

- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về tình hình luật pháp, quân đội, đối ngoại của nhà Nguyễn (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 3 – 6 trình bày những nét chính về tình hình luật pháp, quân đội, đối ngoại của nhà Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

* Luật pháp

- Ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long):

+ 398 điều, 7 chương.

+ Bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

* Quân đội: chia thành 3 bộ phận:

- Thân binh: bảo vệ nhà vua.

- Cấm binh: phòng thủ hoàng thành.

- Tinh binh: ở kinh đô và các địa phương.

* Đối ngoại:

- Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh.

- Đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục.

- Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

- Thời Gia Long: quan hệ với Pháp khá cởi mở.

- Thời Minh Mạng: khước từ tất cả các yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

1. Luật pháp

     Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1813. Bộ luật sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc), trong đó có có những điều luật hết sức hà khắc. Mọi cải cách tiến bộ thời Tây Sơn đều bị đàn áp, khủng bố khốc liệt.

     Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời nhà Nguyễn rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời Thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam.

Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)

2. Quân đội

Phục dựng tượng binh nhà Nguyễn (Huế)

Tranh vẽ thế kỉ XIX với hai phụ nữ (trái) và ba người lính (phải) thời nhà Nguyễn. Lính cầm súng trường và đao

Nghi vệ tượng binh nhà Nguyễn

Đại bác “Thần uy tướng công”

(hàng dưới) đúc triều Gia Long (1817)

3. Đối ngoại

Biên cương nước Việt Nam bao gồm cả Cao Miên và Lào

Lãnh thổ bảo hộ Chân Lạp 1818-1863

Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie dưới thời Minh Mạng (1838)

Hoạt động 3. Tình hình kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế (sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) dưới thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi/nhóm khai thác Tư liệu 19.5 – 19.8, mục Em có biết, thông tin mục 3a, 3b SGK tr.75, 76 và trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn. Chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì của các chúa Nguyễn. Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về tình hình kinh tế của nhà Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nông nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 19.5 và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc trưng của nền nông nghiệp Việt Nam thời Nguyễn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Hình tượng cây lúa nước được khắc trên Cửu đỉnh thời Nguyễn cho em biết thông tin gì?

(Đặc trưng của nền nông nghiệp Việt Nam thời Nguyễn là nông nghiệp lúa nước).

+ Trên đỉnh có khắc chữ gì?

(Chữ Canh - chỉ một loại lúa chín muộn, ít nhựa).

- GV mở rộng, cung cấp thêm thông tin cho HS:

+ Cây lúa tẻ (Canh) được khắc trên đỉnh quan trọng nhất là Cao Đỉnh. Đỉnh có 6/17 hình ảnh nông nghiệp (cây hoa tử vi, cây rau hành, cây lưa tẻ, kênh Vĩnh Tế, con trạch và quả mít).

+ Sinh thời vua Minh Mạng sức cho dân trăm họ phải trồng cây mít ở vườn, ở đường cái quan để vừa có bóng mát, vừa có gỗ vừa có quả ăn.

+ Lúa tẻ là loại lúa rất thơm, cho gạo hảo hạng, nuôi sống con người đứng đầu các loại lúa tẻ, đại diện cho 47 loại lúa tẻ ở nước ta thời ấy. Đều là hạt ngọc nhà trời. Ở đồng An Cựu, Huế xưa có loại lúa tẻ hương đạo, tục danh  nhe vàng, sắc gạo rất trắng, thơm và mềm cơm.

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi

Gạo de An Cựu để nuôi mẹ già.

Ở miền Bắc có giống tám thơm, miền Nam có nàng hương, đều là thứ lúa cho gạo hảo hạng.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 3a SGK tr.75 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.75, kết hợp trình chiếu hình ảnh kênh Vĩnh Tế và hướng dẫn HS khai thác:

Kênh Vĩnh Tế và vùng biên giới với Cao Miên của 2 tỉnh Hà Tiên, An Giang thời nhà Nguyễn độc lập

Kênh Vĩnh Tế được chạm khắc trên Cao đỉnh

Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua thành phố Châu Đốc

(An Giang)

+ Kênh dài bao nhiêu cây số và được đào trong mấy năm?

(Dài 87 km, đào trong 5 năm).

+ Con kênh này kết nối với những vùng đất nào?

(Từ Châu Đốc đến Hà Tiên, chảy qua hai tỉnh Kiên Giang và An Giang ngày nay).

+ Tác dụng của Kênh Vĩnh Tế là gì?

(Có giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Các chính sách khai hoang đều phát huy hiệu quả, nổi bật nhất là chính sách doanh điền, vì:

+ Có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân khai hoang.

+ Nhà nước góp vốn ban đầu (là tài sản, vốn làm ăn mà không phải người dân nào cũng có).

+ Đất doanh điền sẽ được phân phối cho những người có công tùy theo thời điểm.

→ Khuyến khích nhân dân hăng hái khai phá.

→ Số ruộng đất tăng lên nhanh chóng, nhiều làng xã, ấp mới xuất hiện. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Tình hình kinh tế

a. Nông nghiệp

- Chính sách khẩn hoang: ưu tiên đất trồng lúa, cho phép đất khai hoang thành đất tư.

Kích thích sản xuất nông nghiệp.

- Chính sách doanh điền:

+ Trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi trọng yếu.

+ Ở Nam Bộ, binh linh kết hợp với dân khẩn hoang.

Lập hàng trăm đồn điền.

- Chính sách trị thủy:

+ Nam Bộ: đào nhiều sông, kênh rạch ở phía Nam.

Hiệu quả trong trị thủy, quốc phòng, giao thông, định cư.

+ Bắc Bộ: thất bại trong trị thủy. Có 38 lần mưa bão lụt lội, 16 lần vỡ đê (nửa đầu thế kỉ XIX).

Nhiệm vụ 2: Thương nghiệp và thủ công nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Tư liệu 19.6 – 19.8, thông tin mục 3b SGK tr.75, 76 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì của các chúa Nguyễn?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tiêu chí so sánh

Thời các chúa Nguyễn (XVII – XVIII)

Thời nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Thủ công nghiệp

 

 

Thương nghiệp

 

 

Nét nổi bật chính

 

 

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác tư liệu:

+ Tư liệu 19.6:

·      Cửu đỉnh được đúc năm nào?

(Năm 1837).

·      Cửu đỉnh được đặt ở đâu trong Hoàng thành Huế?

(Trước sân Thế miếu).

·      Trên mỗi chiếc đỉnh được chạm khắc nội dung gì?

(Trên mỗi đỉnh chạm khắc 17 bức họa tiết có ghi chú và 1 bức họa thư, tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn).

 

·      Từ việc đúc và chạm khắc trên đỉnh, em cho biết kĩ thuật đúc đồng của người Việt đã đạt đến trình độ nào?

(Đạt đến trình độ đỉnh cao).

+ Tư liệu 19.7:

·      Đoạn tư liệu cho em biết nội dung gì?

(Sông Tân Bình là nơi buôn bán sầm uất của cư dân địa phương và thương nhân nước ngoài).

·      Sông Tân Bình được dân chúng địa phương gọi là gì?

(Sông Bến Nghé).

·      Những từ ngữ nào giúp em hình dung được hoạt động trên sông thời kì đó?

(Tàu thuyền buôn bán của nước nhà cùng các nước, thuyền biển thuyền sông, ghe, nối đuôi nhau, buồm chen chúc, đại đô hội).

+ Tư liệu 19.8:

·      Nội dung bức tranh mô tả là gì?

(Cảnh buôn bán trên sông Đồng Nai khoảng năm 1820).

·      Những chi tiết nào cho thấy sự phát triển của hoạt động thương mại?

(Thuyền, bè san sát; người dân địa phương, thương nhân nước ngoài buôn bán tập nập).

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của ngoại thương? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS lưu ý hai từ khóa “thuế khóa”, “kiểm soát chặt chẽ”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm nêu điểm nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn so với thời kì của các chúa Nguyễn theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Chính sách đánh thuế nặng/đánh thuế nhiều lần lên hàng hóa buôn bán trong nước: làm thương nhân nản lòng vì không có lời hoặc bị lỗ, gây phiền hà.

→ Chuyển sang làm nông hoặc thủ công.

→ Nguồn thu của nhà nước bị giảm sút.

+ Hạn chế/kiểm soát chặn chẽ hoạt động buôn bán:

·      Tích cực: các vua Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược từ các nước phương Tây.

·      Tiêu cực: Người dân làm hàng hóa chủ yếu buôn bán trong nước, thị trường bị thu hẹp, nguồn thu từ các cảng bị giảm sút.

→ Quốc gia chậm tiến, là cái cớ để phương Tây tấn công xâm lược.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Thương nghiệp và thủ công nghiệp

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay