Giải địa lý 9 bài 1 trang 3 cực chất

Địa lí 9 bài 1 trang 3 cực chất. Bài học: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lí 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: (trang 4 sgk Địa lí 9) Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?

Câu 2: (trang 5 sgk Địa lí 9) Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

Câu 3: (trang 5 sgk Địa lia 9) Dựa vào hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: (trang 6 sgk Địa lí 9) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ?

Câu 2: (trang 6 sgk Địa lí 9) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?

Câu 3: (trang 6 sgk Địa lí 9) Dựa vào bảng thống kê dưới đây (trang 6 SGK Địa lý 9), hãy cho biết: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Sản phẩm thủ công của dân tộc ít người mà em biết là:

  • Dân tộc Mông, Thái, Dao...: Cẩm thổ
  • Dân tộc Chăm : tơ lụa, gốm (tùy vùng)
  • Dân tộc Ba-na, Ê-đê: Cồng, chiêng...

Câu 2: Dân tộc Việt (Kinh) phân bố khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở các đồng bằng lớn như ĐBSH, ĐBSCL, duyên hải Trung Bộ.

Câu 3: Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: Nước ta có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, phương thức sản xuất.

Ví dụ: Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me.

Câu 2: Sự phân bố của các dân tộc ở nước ta là:

  • Dân tộc Kinh phân bố ở đồng bằng, trung du, ven biển.
  • Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

Câu 3: Ví dụ:

  • Em thuộc dân tộc Kinh.
  • Dân tộc em đứng thứ nhất về số dân.
  • Địa bàn cư trú: đồng bằng, trung du, ven biển.
  • Nét văn hóa tiêu biểu: trồng lúa nước, đi biển, ăn cơm bằng đũa, ở nhà trệt...

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết là:

  • Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).
  • Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
  • Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
  • Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).

Câu 2: Dân tộc Kinh phân bố nhiều khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, phần lớn số dân phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác….

Câu 3: Ở nước ta, các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8% phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

  • Người Tày, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng
  • Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
  • Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
  • Người Mông sống trên các vùng núi cao phía Bắc nước ta.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: Nước Việt Nam có tất cả 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có những bản sắc văn hóa khác nhau. Và điều đó được thể hiện rõ nhất thông qua trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, phương thức canh tác sản xuất khác nhau,...

Ví dụ trang phục dân tộc dân tộc của người Kinh khác với trang phục của nhiều dân tộc khác. Nếu như người Kinh có áo dài và nón lá thì người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…Hoặc về ngôn ngữ, tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái  (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

Dù mỗi dân tộc một màu sắc khác nhau nhưng vẫn chung sống, gắn bó và đoàn kết cùng nhau để xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Câu 2: Các dân tộc Việt Nam có sự phân bố khác nhau trên lãnh thổ đất nước:

  • Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
  • Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ớ miền núi và trung du:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tản ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
    • Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kom Tum, và Gia Lai, người Cơ – ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
    • Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là thành phố Hồ Chí Minh...

Câu 3: Ví dụ:

  • Dân tộc của em là dân tộc Kinh, đứng thứ 1 về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Địa bàn cư trú chủ yếu: ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
  • Một số nét văn hóa tiêu biểu:
    • Tết cổ truyền là Nguyên Đán.
    • Trang phục truyền thống là áo dài, nón lá.
    • Ngôn ngữ: tiếng Việt (tiếng phổ thông).
    • Món ăn đặc sản: Phở, bún chả, nem rán…
    • Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con.
    • Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
    • Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
Tìm kiếm google: bài 1 địa lí 9, bài 1 cộng đồng các dân tộc vn, giải bài 1 địa 9 trang 3, giải địa 9 bài 1 ngắn gọn

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com