Soạn địa lý 9 bài 23 trang 81 cực chất

Địa lý 9 bài 23 trang 67 cực chất. Bài học: Vùng Bắc Trung Bộ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Câu 2: Dựa vào hình 23.1 và hình 23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.

Câu 3: Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 2: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?

Câu 3: Sưu tầm tư liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Câu 4: So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta?

Câu 5: Cho biết trong mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Câu 6:  Nêu đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Phân tích những ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: - Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

  • Từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam (51,5 nghìn km2), số dân 10.405,2 nghìn người.
  • Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

  • cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công.
  • Giáp vùng biển giàu tiềm năng và chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.

Câu 2: So sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.

Soạn địa lý 9 bài 23 trang 81 cực chất

Câu 3: Một số thiên tai thường gặp ở Bắc Trung Bộ là Bão, lụt, Gió Phơn Tây Nam khô nóng, cát lấn, cát bay, hạn hán.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi: 

  • Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, diện tích tương đối rộng (chăn nuôi gia súc lớn), đất ba da (cây công nghiệp dài ngày), 
  • Tỉnh nào cũng có biển (nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản) cùng với tài nguyên du lịch đa dạng, các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

Câu 2: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm: 

  • Có tất cả 25 dân tộc anh em, mật độ dân số > 200 người/km2, phân bố không đồng đều. 
  • Người kinh chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển, dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây (mật độ dân số < 100 người/km2).
  • Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước.

Câu 3:  Tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế:

  • Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn, nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én,…
  • Khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia.
  • Là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới).
  • Là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm.
  • Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003.

Câu 4: So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • Tổng sản lượng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ > Bắc Trung Bộ 
  • Bắc Trung Bộ nuôi trồng thủy sản lớn hơn, Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thủy sản lớn hơn.

=> Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp biển nhiều hơn, khí hậu nóng quanh năm, có trữ lượng thủy sản lớn hơn. Bắc Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, sông ngòi và sông lớn hơn, độ dốc nhỏ hơn….

Câu 5: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ  không giống nhau:

Bắc Bộ >< Trung Bộ >< Nam Bộ

Đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm >< Mưa rất lớn vào các tháng cuối năm… >< Thời tiết nóng, khô ổn định suốt mùa….

- Bởi vì: Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, miền Trung do dãy địa hình Trường Sơn đón gió Đông Bắc, miền Nam nằm phía Nam dãy Bạch Mã ảnh hưởng của tín phong đông bắc.

Câu 6: Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc là phía Nam sông Mã đến dãy Bạch Mã, vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sườn không cân đối (Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải) và có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển.

- Ảnh hưởng:

  • Khí hậu: chắn gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn, chắn gió mùa Tây Nam gây khô nóng.
  • Sông ngòi: Nhỏ, hẹp, ngắn dốc, mùa lũ lên nhanh, đột ngột, mùa khô phần lớn khô nóng.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 23.1, ta xác định được giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng như sau:

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Lãnh thổ vùng là dãi đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.

- Diện tích: 51,5 nghìn km2, (chiếm 15,6% diện tích cả nước)

- Số dân 10.405,2 nghìn người (11,5% dân số cả nước- năm 2014).

- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Cộng Hoà Dân chủ nhân dân Lào. Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

* Ý nghĩa:

- Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thông huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).

- Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.

- Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)

- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.

Câu 2: Dựa vào hình 23.1 và hình 23.2, tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn có sự khác nhau:

* Tài nguyên rừng

- Phía Bắc dãy Hoành Sơn:

  • Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng: 61%
  • Còn nhiều diện tích rừng giàu ở phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Có các vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh).

- Phía Nam dãy Hoành Sơn:

  • Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng: 39%
  • Còn nhiều diện tích rừng giàu còn ít hơn phía Bắc dãy Hoành Sơn.
  • Có các vườn quốc gia: Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)

* Tài nguyên khoáng sản

- Phía Bắc dãy Hoành Sơn:

  • Giàu khoáng sản hơn phía Nam dãy Hoành Sơn, gồm:
  • Sắt, titan (Hà Tĩnh).
  • Crom, sét cao lanh (Thanh Hóa).
  • Thiếc, mangan, vàng, đá quý (Nghệ An).
  • Đá vôi (Thanh Hóa, Nghệ An).

- Phía Nam dãy Hoành Sơn:

  • Nghèo khoáng sản hơn phía bắc dãy Hoành Sơn.
  • Chủ yếu là cát và đá xây dựng.

Câu 3: Thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ. Một số thiên tai thường gặp ở Bắc Trung Bộ là:

- Bão, lụt

- Gió Phơn Tây Nam khô nóng

- Cát lấn, cát bay

- Hạn hán.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể như sau:

* Về mặt thuận lợi:

- Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.

- Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.

- Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.

- Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.

- Tài nguyên du lịch đa dạng:

  • Các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... 
  • Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

* Về mặt khó khăn: 

- Thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán

- Gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

Câu 2: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm sau:

- Bắc Trung Bộ có tất cả 25 dân tộc anh em cư trú, mật độ dân số của vùng trên 200 người/km2.

- Giữa các khu vực trong vùng lại có sự phân bố hoàn toàn không giống nhau. 

- Dân cư chủ yếu phân bố chênh lệch theo hướng Tây – Đông.

- Người kinh chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển,

- Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây

  • Mật độ dân số dưới 100 người/km2
  • Vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2)

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn

  • Tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước
  • Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%

Câu 3: Sưu tầm tư liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Bài giới thiệu về rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.

- Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.

- Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.

- Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.

- Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...

Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.

Câu 4: So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta.

* So sánh sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của hai vùng:

- Tổng sản lượng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ

- Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. 

- Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có sản lượng khai thác thủy sản lớn hơn Bắc Trung Bộ.

* Giải thích:

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng sản lượng và sản lượng khai thác thủy sản lớn do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển  ngành thủy sản như: 

  • Vùng biển tiếp giáp nhiều hơn
  • Khí hậu nóng quanh năm
  • Có trữ lượng thủy sản lớn hơn (Có các ngư trường trọng điểm),….

- Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn hơn do: Có điều kiện thuận lợi hơn cho nuôi trồng:

  • Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông
  • Sông ngòi và sông lớn hơn, độ dốc nhỏ hơn….

Câu 5: Trong mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau, thể hiện như sau:

- Bắc Bộ: Đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm. Nhiệt độ trung bình dưới 200C, lượng mưa ít.

- Trung Bộ: Mưa rất lớn vào các tháng cuối năm…

- Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô ổn định suốt mùa….

* Giải thích sự khác nhau:

-Miền Bắc: Ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao lục địa phương Bắc.

-Miền Trung mưa do dãy địa hình Trường Sơn đón gió Đông Bắc.

-Miền Nam: Phía Nam dãy Bạch Mã, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà ảnh hẳng của tín phog đông bắc.

Câu 6: Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc:

- Từ phía Nam sông Mã đến dãy Bạch Mã, chạy dọc theo biên giới Việt – Lào, dài khoảng 600km.

- Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

- Có hai sườn không cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải

- Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển

Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc đã có những ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi nước ta:

- Ảnh hưởng khí hậu:

  • Chắn gió mùa Đông Bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng
  • Chắn gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng Phơn làm cho khí hậu của vùng có khí hậu khô nóng.

- Ảnh hưởng sông ngòi:

  • Nhỏ, hẹp, ngắn dốc
  • Mùa mũ lên nhanh, đột ngột
  • Mùa khô phần lớn khô nóng
Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 23 cuc chat, soạn địa lý 9 bài Vùng Bắc Trung Bộ

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com