[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất.
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình?
Câu 3: Căn cứ vào hình 18.1, xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.
Nhờ những điều kiện thuận lợi gi mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
Câu 4: Xác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội di đến các thành phố, thị xã của các tĩnh biên giới Việt - Trung và Việt - Lào.
Các bài tập cuối bài học
Câu 1: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Dựa vào bảng 18.1 (Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ) vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất là Uông Bí (nhiệt điện); Thác Bà, Hoà Bình (thủy điện); Thái Nguyên (luyện kim); Việt Trì, Bắc Giang (hoá chất).
Câu 2: Ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình là cung cấp nguồn điện lớn, điều tiết nước, hạn chế lũ lụt, nuôi trồng thủy sản,điều hòa khí hậu và là điểm du lịch cho nhiều du khách.
Câu 3: Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi:
Những điều kiện thuận lợi giúp cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là đất feralit diện tích rộng, khí hậu cận nhiệt và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 4: Các tuyến đường sắt, đường ô tô:
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì có khoáng sản đa dạng, đặc biệt than đá có trữ lượng tốt và chất lượng cao.
Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì ở đây có các sông có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà)
Câu 2: Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Câu 3: Biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Nhận xét:
Câu 4: Ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Quan sát hình 18.1, ta thấy các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất:
- Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.
- Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hoà Bình.
- Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.
- Trung tâm công nghiệp hoá chất: Việt Trì, Bắc Giang.
Câu 2: Thủy điện Hòa Bình được đưa vào khai thác vào năm 1994. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay.
Thủy điện Hòa Bình mang lại nhiều ý nghĩa như:
- Cung cấp nguồn điện lớn cho cả nước.
- Điều tiết nước của các hệ thống sông, hạn chế lũ cực đại vào mùa lũ và cung cấp nước vào mùa cạn.
- Diện tích mặt hồ rộng, tạo điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
- Điều hòa khí hậu địa phương và là điểm du lịch cho nhiều du khách mỗi khi đến Hòa Bình.
Câu 3: Căn cứ vào hình 18.1, ta thấy địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi là:
- Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm “chè”:
- Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm “hồi”: Lạng Sơn.
* Điều kiện thuận lợi cây chè chiêm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước:
- Đất: feralit diện tích rộng.
- Khí hậu: cận nhiệt thuận lợi cho cây chè (là cây cận nhiệt đới).
- Thị trường tiêu dùng rộng lớn.
* Trong nước: chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta.
* Thế giới: chè là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới.
- Thương hiệu chè Mộc Châu, Tuyết, Tân Cương được nhiều nước ưa chuộng, nhất là thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mĩ.
Câu 4: Quan sát hình 18.1 các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội di đến các thành phố, thị xã của các tĩnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào là:
- Các tuyến đường sắt xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn.
- Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: đường số 1A, 3, 6.
- Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Lào: 6.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì:
* Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì:
- Đông Bắc có khoáng sản đa dạng.
=> Đặc biệt là than đá có trữ lượng tốt và chất lượng cao.
* Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì:
- Tây Bắc có các sông có tiềm năng thủy điện lớn.
=> Đặc biệt là ở sông Đà.
Câu 2: Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
=> Do đó, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ có ý nghĩa:
- Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường,
- Hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
- Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
- Góp phần phát triển du lịch sinh thái.
Câu 3: Dựa vào bảng 18.1 (Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ) vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:
* Một vài nhận xét:
Trong giai đoạn 1995 – 2002:
– Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhiều hơn Tây Bắc
– Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, mức chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.
Câu 4: Việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tê, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của vùng. Cụ thể:
- Ý nghĩa về kinh tế:
- Ý nghĩa về xã hội:
- Ý nghĩa về chính trị:
- Ý nghĩa về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.