Soạn địa lý 9 bài 26 trang 95 cực chất

Địa lý 9 bài 26 trang 95 cực chất. Bài học: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Câu 2: Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ  nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng  hải sản?

Câu 3: Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kỉnh tế biển như thê nào?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu 26.3 , hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.

Câu 3: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì bờ biển dài, có nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị, vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ tốt.

Câu 2: Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản vì:

  • Thời tiết thích hợp (nắng, nhiệt độ trung bình cao, độ mặn cao, ít cửa sông,...),
  • Nước mặn, nước lợ ven bờ, có nhiều bãi tôm, cá gần bờ cũng như có nghề khai thác tố chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 3: Sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước:

Giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng khá cao, so với cả nước giá trị sả xuất công nghiệp của vùng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ (24,7 nghìn tỉ so với 261,1 nghìn tỉ).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

  • Ngư nghiệp: nuôi trồng và khai thác thủy sản (1/5 sản lượng của cả nước), tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu về: cá, tôm, mực …
  • Du lịch: lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cương đầu tư cơ sở vật chất, liên kết với các vùng khác, với nước ngoài.
  • Dịch vụ hàng hải: cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển, xây dựng các cảng nước sâu, các cảng trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn.
  • Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối: tiến hành khai thác các mỏ dầu khí (phía đông quần đảo Phú Quý, cát, ti tan) và muối được sản xuất ở nhiều địa phương.

Câu 2: Biểu đồ hình cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002:

Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

- Nhận xét: 

Các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn so với cả nước (Diện tích nuôi trồng thủy sản lớn như Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định. các tỉnh, thành phố còn lại diện tích nuôi trồng thủy sản ít hơn).

Câu 3:  Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

  • Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên.
  • Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư 

Câu 4: Tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao với các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước chưa cao, trung tâm công nghiệp có quy mô vẫn còn vừa và nhỏ….

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì đây là vùng  có những điều kiện thuận lợi và thế mạnh để phát triển chăn nuôi bò và nuôi trồng thủy sản:

  • Tại đây có bờ biển dài, có nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị. 
  • Vùng đồi trước núi có điều kiện phát triển chăn nuôi bò với nhiều đồng cỏ tốt.

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muôi và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản vì:

- Quanh năm nắng, nhiệt độ trung bình cao, độ mặn của nước biển cao, dọc ven biển ít cửa sông,...

- Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú).

- Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tố chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

- Gần các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận — Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa), có nhiều bãi tôm, cá gần bờ.

Câu 3: Dựa vào bảng 26.2, ta thấy sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoan 1995 – 2002 có xu hướng tăng

- So với năm 1995 và 2000 tốc độ tăng trưởng năm 2002 tăng lên khá cao.

- Tuy nhiên, so với cả nước giá trị sản xuất công nghiệp của vùng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ

=> Sản lượng của vùng là 24,7 nghìn tỉ so với cả nước 261,1 nghìn tỉ.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

1. Ngư nghiệp:

– Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2005 vùng chiếm gần 1/5 sản lượng của cả nước.

– Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. 

- Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

– Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

– Tạo ra nhiều mặt hàng  xuất khẩu về : cá, tôm, mực …

2. Du lịch:

– Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.

3. Dịch vụ hàng hải:

– Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Xây dựng các cảng nước sâu: 

  • Dung Quất (Quảng Ngãi)
  • Kỳ Hà (Quảng Nam)
  • Nhơn Hội (Bình Định)
  • Vân Phong (Khánh Hòa) 

=> Sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

4. Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

– Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).

– Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu 26.3 , ta sẽ vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002:

Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

* Một vài nhận xét như sau:

- Các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn so với cả nước.

- Giữa các tỉnh có sự chênh lệch về diện tích nuôi trồng thủy sản:

  • Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn: Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định.
  • Các tỉnh, thành phố còn lại diện tích nuôi trồng thủy sản ít hơn, dao động từ 0,8 – 2,7 nghìn ha.

Câu 3: Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là:

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta

- Vùng là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. 

- Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.

- Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động.

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

 Câu 4: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như sau:

- Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế 

=> Tỉ trọng chiếm 36,6% năm 2007.

- Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm

  • Cơ khí
  • Vật liệu xây dựng
  • Chế biến lâm sản.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước chưa cao….

- Các trung tâm công nghiệp  có quy mô vẫn còn vừa và nhỏ….

Tìm kiếm google: soạn địa lý 9 bài 26 cực chất, soạn địa lý 9 bài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com