Soạn địa lý 9 bài 8 trang 28 cực chất

Địa lý 9 bài 8 trang 28 cực chất. Bài học: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi  tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất  ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Câu 2: Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002?

Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002?

Câu 3: Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta?

Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta?

Câu 4: Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

Câu 5: Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được  nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?

Câu 2: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi?

Soạn địa lý 9 bài 8 trang 28 cực chất

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Sự thay đổi  tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: Cây lương thực giảm 6,3%; cây công nghiệp tăng 9,2%; Cây ăn quả, rau đậu và cây khác giảm 2,9%.

=> nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng các cây hàng hóa.

Câu 2: Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002 là Diện tích lúa tăng (1,34 lần), năng suất lúa tăng (2 lần), sản lượng lúa cả năm tăng (22,8 triệu tấn) và bình quân lúa trên đầu người tăng gấp (> 2 lần).

Câu 3: Sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm:

  • Cây công nghiệp hằng năm: các vùng kinh tế, tập trung ở đồng bằng.
  • Cây công nghiệp lâu năm: các vùng chuyên canh, vùng núi và cao nguyên (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
  • Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 4: Một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ là sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sa pô.

Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị vì đó là cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Câu 5: Các vùng chăn nuôi lợn chính là Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là bởi vì đây là vựa lúa lớn của nước ta:

  • Nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. 
  • Nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta không đều (trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài ra còn một số đồng bằng ven biển).

=> Do đất đai phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống sông ngòi thủy lợi, nguồn lao động….

Câu 2: Biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi dựa vào bảng số liệu như sau:

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi?

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào bảng 8.1, nhận xét sự thay đổi  tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất  ngành trồng trọt như sau:

- Cây lương thực: giảm 6,3%

- Cây công nghiệp: tăng 9,2%

- Cây ăn quả, rau đậu và cây khác: giảm 2,9%

* Sự thay đổi này cho thấy:

- Nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới

=> phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng các cây hàng hóa, làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu

Câu 2: Dựa vào bảng 8.2, ta thấy các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002 là:

- Diện tích lúa tăng 1,34 lần

- Năng suất lúa tăng gấp 2 lần

- Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn

- Bình quân lúa trên đầu người tăng gấp hơn 2 lần.

=> Sản lượng lương thực, thực phẩm đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc, từ một nước phải nhập lương thực chuyển sang một nước nhập khẩu gạo trên thế giới.

Câu 3: Dựa vào bảng 8.3, nhận xét sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta như sau:

- Cây công nghiệp hằng năm được trồng hầu hết trên các vùng kinh tế, tập trung ở đồng bằng.

- Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở các vùng chuyên canh, vùng núi và cao nguyên ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Cụ thể:

- Cây công nghiệp hàng năm:

  • Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
  • Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Dâu tằm: Tây Nguyên.
  • Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

- Cây công nghiệp lâu năm:

  • Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  • Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

=> Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 4: Một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ như:

  • Sầu riêng
  • Chôm chôm
  • Vú sữa
  • Măng cụt
  • Sa pô

* Sở dĩ, các loại cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì:

- Các cây ăn quả là cây nhiệt đới => thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Câu 5: Lợn được chăn nuôi chính ở hai đồng bằng:

- Đồng bằng sông Hồng 

- Đồng bằng sông Cửu Long.

* Sở dĩ lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là bởi vì:

- Đây là vựa lúa lớn của nước ta 

=> Có nguồn thức ăn dồi dào,  đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc

- Đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta được thể hiện như sau:

- Nước ta từ lâu đã có nền thâm canh trồng cây lúa nước. 

- Cho đến thời điểm hiện nay, cây lúa nước vẫn là cây trồng chủ lực trong nền nông nghiệp nước ta.

- Tuy nhiên, sự phân bố các vùng trồng lúa nước ở nước ta lại không đồng đều:

  • Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 
  • Ngoài ra, lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.

* Sở dĩ ở hai đồng bằng lớn lại trồng nhiều lúa là bởi vì: 

- Ở các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt.

- Hệ thống sông ngòi thủy lợi để tưới tiêu.

- Nguồn lao động dồi dào.

Câu 2: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi như sau:

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi?

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 8 cuc chat, soạn địa lý 9 bài Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net