[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Dựa vào hình 12.1, hãy sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.
Câu 2: Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác?
Câu 3: Tại sao thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định… lại là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
Các bài tập cuối bài học
Câu 1: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
Câu 2: Dựa vào hình 12.3 và hình 6.2, hãy xác định các trung công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ:
Chế biến lương thực thực phẩm > Các ngành công nghiệp khác > Cơ khí, điện tử > Khai thác nhiên liệu > Vật liệu xây dựng > Hóa chất > Dệt may > Điện
Câu 2: Các mỏ than và dầu khí đang được khai thác là
Câu 3: Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định… lại là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là bởi vì có nguồn lao động dồi dào và có lượng tiêu thụ hàng hóa rộng lớn cùng với cơ sở hạ tầng, các điều kiện kĩ thuật phát triển.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng qua:
Câu 2: Các trung công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta là
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Dựa vào hình 12.1, ta sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ lần lượt như sau:
1. Chế biến lương thực thực phẩm
2. Các ngành công nghiệp khác
3. Cơ khí, điện tử
4. Khai thác nhiên liệu
6. Vật liệu xây dựng
7. Hóa chất
8. Dệt may
9. Điện
=>Trong các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành có tỉ trọng lớn nhất là: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí điện tử và khai thác nhiên liệu.
Câu 2: Xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác:
- Các mỏ than đá: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai
- Các mỏ than nâu: Nà Dương
- Các mỏ dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.
- Các mỏ khí đốt: Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải
Câu 3: Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định… lại là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là bởi vì 2 lý do:
- Thứ nhất, những thành phố này có nguồn lao động dồi dào và có lượng tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
- Thứ hai, cơ sở hạ tầng, các điều kiện kĩ thuật phát triển hơn so với các tỉnh thành khác trên cả nước.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế:
- Theo thành phần kinh tế đa dạng:
- Theo ngành công nghiệp đa dạng:
=> Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.
- Ví dụ:
Câu 2: Dựa vào hình 12.3 và hình 6.2, ta xác định được các trung công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta:
* Nước ta có ba vùng kinh tế trọng điểm đó là:
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Định)
- Đông Nam Bộ
*Trong các cùng kinh tế trọng điểm có các trung tâm công nghiệp tiêu biểu. Cụ thể là:
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên…
- Duyên hải Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Định): Đà Nẵng, Quy Nhơn
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một