Giải địa lý 9 bài 3 trang 10 cực chất

Địa lý 9 bài 3 trang 10 cực chất. Bài học: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?

Câu 3: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích?

Câu 4: Dựa vào bảng 3.1 hãy:

Giải địa lý 9 bài 3 trang 10 cực chất

  • Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?
  • Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

Câu 2: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?

Câu 3: Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dấn cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và đô thị, miền núi dân cư thưa thớt. Vì những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn (đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….) còn vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.

Câu 2: Những thay đổi của quần cư nông thôn là đường liên xã, ấp được nâng cấp, nhà cao tầng, tỉ lệ phi nông nghiệp ngày càng tăng.

Câu 3: Sự phân bố các đô thị của nước ta: không đều

  • Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nhưng vừa và nhỏ, tiếp đến Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đông Nam Bộ có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.
  • Các vùng còn lại có ít đô thị và thưa thớt.

- Giải thích: do sự phát triển kinh tế-xã hội và quy mô diện tích giữa các vùng miền khác nhau.

Câu 4: Dựa vào bảng 3.1, có nhận xét sau: quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng.

  • Số dân thành thị tăng lên liên tục (1,84 lần)
  • Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng: 18,97 % ( 1985) -> 20,75% (1995) -> 25,80%( 2003) => Giai đoạn1995-2003 tăng nhanh hơn 1985-1995.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta:

  • Phân bố dân rất không đồng đều trên lãnh thổ.
  • Phân bố chênh lệch giữa các địa phương trong cùng một vùng.
  • Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển

Câu 2: Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta:

  • Quần cư nông thôn: sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau (làng, ấp…), hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.
  • Quần cư thành thị: mật độ dân số rất cao, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn với nhiều chung cư cao tầng.

Câu 3: Sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng:

  • Phân bố không đồng đều: Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên.
  • Phân bố chênh lệch giữa các địa phương trong cùng một vùn: Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc 141 người/ km2 > tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.
  • Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng có sự khác nhau giữa các khu vực.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 3.1, ta thấy sự phân bố dân cư như sau:

- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và đô thị. 

- Dân cư thưa thớt ở miền núi dân cư thưa thớt:

- Ví dụ:

  • Những vùng có mật độ trung bình trên 1000 người/km2 là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  • Những vùng có mật độ dân số thấp là: Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn Bắc…

Nguyên nhân có sự phân bố đó:

- Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….

- Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.

Câu 2: Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi, đó là:

- Đường liên xã, ấp được bê tông hóa, rộng rãi.

- Nhiều nhà cao tầng đã và đang mọc lên

- Tỉ lệ phi nông nghiệp ngày càng tăng.

Câu 3: Quan sát hình 3.1, ta có nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta như sau:

* Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta (15 đô thị), tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

- Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là Đồng bằng sông Hồng (10 đô thị) và Đồng bằng sông Cửu Long (12 đô thị).

- Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

- Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên)

* Nguyên nhân có sự phân bố không đồng đều:

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao.

- Sự phát triển kinh tế-xã hội khác nhau giữa các vùng miền.

- Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt.

Câu 4: Dựa vào bảng 3.1, ta thấy rằng:

- Số dân thành thị của nước ta tăng lên liên tục trong giai đoạn 1985-2003

=> Tăng gấp 1,84 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên tương ứng từ 1985 ->1995 -> 2003 => Tỉ lệ tăng như sau: 18,97 % (1985) lên 20,75% (1995) và lên 25,80% (2003).

- Trong đó giai đoạn 1995-2003 số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn giai đoạn 1985-1995.

=> Quá trình đô thị hoá của nước ta đang diễn ra nhanh, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta được thể hiện:

- Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:

  • Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.

- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. 

=>  Ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.

- Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. 

=> Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.

Câu 2: Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta:

* Nước ta có hai loại hình quần cư đó là quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Cụ thể đặc điểm của các loại quần cư như sau:

- Quần cư nông thôn:

  • Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. 
  • Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… 
  • Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

- Quần cư thành thị:

  • Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. 
  • Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. 

=> Các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.

Câu 3: Quan sát bảng 3.2 có một số nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta:

- Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

  • Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. 
  • Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người/km2 , Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
  • Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/km2 , Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .

- Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. 

  • Ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

- Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

  • Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần.
  • Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.
Tìm kiếm google: giai dia ly 9 cuc chat bai 3, giải địa lý 9 bài Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com