Soạn địa lý 9 bài 20 trang 71 cực chất

Địa lý 9 bài 20 trang 71 cực chất. Bài học: Vùng đồng bằng sông Hồng - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Câu 2: Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 2: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Câu 3: Dựa vào hảng số liệu:

- Diện tích đất nống nghiệp, dân sô' của cả nước và Đồng hằng sông Hồng, năm 2002.

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

Tiêu chíĐất nông nghiệpDân số
Cả nước9406,879,7
Đồng bằng sông Hồng855,217,5

Câu 4: Sông Hồng có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học, em hãy nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

  • Tích cực:  bồi đắp phù sa, giúp đất đai màu mỡ, cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi thủy sản và giúp giao thông thuận lợi hơn.
  • Tiêu cực: chế độ nước thất thường trở ngại cho sinh hoạt dân cư, sản xuất nông nghiệp, tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê.

Câu 2:  Các loại đất và sự phân bố ở đồng bằng sông Hồng: 

  • Đất Feralit ở vùng trung tâm.
  • Đất mặn, đất phèn thụt ở ven biển.
  • Đất lầy thụt ở các vùng trũng phía nam đồng bằng.
  • Đất Feralit và đất xám trên phù sa cổ ở vùng rìa phí bắc, phía tây và phía nam của đồng bằng.

Câu 3: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

  • Thuận lợi: nguồn nước, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nhiều ngành phát triển.
  • Khó khăn: thiếu việc làm, không đảm bảo trật tự an ninh xã hội và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội.

  • Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, khí hậu và thuỷ văn thuận lợi, mùa đông lạnh, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển.
  • Khó khăn: diện tích đất bình quân đầu người thấp, bạc màu, thiếu nguyên liệu và nhiều thiên tai thường xảy ra.

Câu 2: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng:

  • Tránh được tránh nguy cơ phá hoại của lũ lụt, diện tích đất phù sa mở rộng về phía biển, địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp.
  • Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động, lưu giữ giá trị văn hóa.

Câu 3: Biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người)

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu:

Đồng bằng sông Hồng= 855200 : 17500000 = 0,048 (ha/người)

Cả nước = 9406800 : 79700000 = 0,118 (ha/người).

Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng

=> Nhận xét: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng rất nhỏ so với cả nước (chỉ bằng 41,6% so với bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước).

Câu 4: Sông Hồng có ý nghĩa đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư là bồi đắp phù sa, giúp đất đai màu mỡ, cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi thủy sản và giúp giao thông thuận lợi hơn. 

- Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

  • Khó thoát nước về mùa lũ.
  • Đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa.

Câu 5: Sự phân bố dân cư và đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng:

  • Dân cư: là vùng tập trung đông dân nhất cả nước nhưng phân bố không đồng đều (Hà Nội, Hải  Phòng, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình mật độ 1000 – 2000 người/km2; Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Ninh Nình… mật độ 500 – 1000 người/km2).
  • Đô thị: nhiều đô thị, tập trung mật độ đô thị cao (Hà Nội đô thị đặc biệt trên 1 triệu người,  Hải Phòng là đô thị loại 1,…).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Sông Hồng có ý nghĩa tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân xư. Cụ thể là:

* Về mặt tích cực:

- Sông Hồng hằng năm bồi đắp một lượng phù sa lớn , giúp đất đai màu mỡ.

- Cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hoa màu cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.

- Các diện tích mặt nước là địa bàn của khu vực chăn nuôi thủy sản.

- Giúp việc giao thông thêm thuận lợi hơn.

* Về mặt tiêu cực:

- Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư.

- Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê.

Câu 2: Quan sát hình 20.1, ta thấy được một số loại đất và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng là:

* Các loại đất ở đồng bằng sông Hồng:

  • Đất Feralit
  • Đất lầy thụt
  • Đất mặn, đất phèn
  • Đất xám trên phù sa cổ

=> Sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng:

- Đất phù sa phân bố tập trung ở vùng trung tâm

=> Địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm.

- Đất mặn, đất phèn thụt phân bố ở vùng ven biển

=> Được sử dụng để trồng cói và nuôi trồng thủy sản…

- Đất lầy thụt phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng

=> Được cải tạo để trồng lúa và nuôi thủy sản.

- Đất Feralit và đất xám trên phù sa cổ phân bố ở vùng rìa phí bắc, phía tây và phía nam của đồng bằng 

=> Có giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 3: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế- xã hội là:

* Về thuận lợi:

- Có nguồn lao động dồi dào thuận lợi để phát triển những ngành cần sử dụng nguồn lao động lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ là lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn, kích thích nhiều ngành phát triển.

* Về khó khăn:

- Tình trạng thiếu việc làm

- Trật tự ăn ninh xã hội ngày càng không đảm bảo

- Gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như bảo hiểm, giáo dục, y tế…

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội là:

*Về thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ.

- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

- Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.

- Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

- Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú.

- Có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân).

- Có các địa điểm du lịch nổi tiếng như biển Hải Phòng, Thái Bình...

* Về khó khăn:

- Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.

- Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.

- Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

Câu 2: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng là:

- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.

- Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

- Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Câu 3: Dựa vào hảng số liệu, ta tính được bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước:

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng là:

855200 : 17500000 = 0,048 (ha/người)

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước là:

9406800 : 79700000 = 0,118 (ha/người).

=> biểu đồ thể hiện:

Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng

* Nhận xét: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng rất nhỏ so với cả nước

=> Chỉ bằng 41,6% so với bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước).

Câu 4: Sông Hồng có ý nghĩa to lớn với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng và những mặt tiêu cực của hệ thống đê điều:

* Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

- Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp.

- Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt

- Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động...

- Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư.

- Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.

* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

- Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ.

- Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa.

Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học, ta có nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng như sau:

* Nhận xét về dân cư:

- Đồng bằng sông Hồng tập trung đông dân nhất cả nước (Dẫn chứng), các tỉnh đều có mật độ dân số cao.

- Dân cư đồng bằng sông Hồng phân bố không đồng đều:

- Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung tâm châu thổ như: Hà Nội, Hải  Phòng, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…có mật độ dân số rấ cao, từ 1000 – 2000 người/km2

- Mật độ thấp hơn trên từ 500 – 1000 người/km2 nhưng vẫn cao so với trung bình cả nước là các tỉnh tiếp giáp vùng trung du và phía Nam như Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Ninh Nình…

* Nhận xét về đô thị:

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều đô thị, tập trung mật độ đô thị cao.

- Có đô thị lớn nhất đạt quy mô trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt); Hải Phòng là đô thị loại 1 (thành phố trực thuộc trung ương).

- Đô thị loại 2 quy mô trên 500 – 1000.000 người (Hải Phòng, …)

- Đô thị loại 3 và cấp nhỏ hơn.

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 20 cuc chat, soạn địa lý 9 bài Vùng đồng bằng sông Hồng

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com