Soạn địa lý 9 bài 35 trang 125 cực chất

Địa lý 9 bài 35 trang 125 cực chất. Bài học: Vùng đồng bằng sông Cửu Long - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới  và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

Câu 2: Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở đồng bằng Sông Cửu Long và sự phân bố của chúng?

Câu 3: Dựa vào hình 35.2, hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.

Câu 4: Nếu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 2: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Ranh giới vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

Diện tích 39734 km2, gồm 13 tỉnh, tiếp giáp với Đông Nam Bộ (phía Đông Bắc) , Campuchia (Tây Bắc), vịnh Thái Lan (Tây Nam), Biển Đông (Đông Nam).

=> Ý nghĩa: Kề liền với Đông Nam Bộ (kinh tế phát triển mạnh, thị trường lớn), giao lưu với Campuchia, biển Đông với các vùng biển rộng lớn, thời tiết ít biến động, ít thiên tai.

Câu 2: Các loại đất chính ở đồng bằng Sông Cửu Long là Đất phù sa ngọt (hai bên sông Tiền, sông Hậu), Đất phèn (Đồng Tháp Mười, Long An, Hà Tiên, Cần Thơ), Đất mặn (cực Nam mũi Cà Mau, dải đất duyên hải  ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu).

Câu 3: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm là

  • Đất đai diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng
  • Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều, ít thiên tai
  • Hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi, diện tích mặt nước rộng lớn
  • Thủy sản phong phú của các vùng biển

Câu 4: Khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long như đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng mở rộng, mùa khô kéo dài, chịu lũ lớn do sông Mê Công gây, môi trường suy thoái, nước sông ô nhiễm.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Gần 4 triệu ha đất (phù sa ngọt, phèn mặn), rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
  • Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào, tài nguyên nước, hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo.

Câu 2: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là mở rộng thêm diện tích canh tác, nuôi trồng thủy sản, hệ thống bờ bao, kênh rạch  thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn, lựa chọn cây trồng cho đất phèn, đất mặn.

Câu 3: đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Vùng đông dân đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng. Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn mức trung bình của cả nước.

- Cần phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long là vì: sẽ thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 35.1, ta xác định ranh giới và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng như sau:

*  Ranh giới Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 

- Diện tích: 39734 km2

- Gồm có 13 tỉnh

- Tiếp giáp:

  • Đông Bắc tiếp giáp Đông Nam Bộ
  • Tây Bắc tiếp giáp Campuchia
  • Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan
  • Đông Nam tiếp giáp Biển Đông

* Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

- Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng.

- Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông)

=> Có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.

- Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn. Các vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, bờ biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông 

=> Thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao lưu với nhiều vùng trong nước và nước ngoài bằng đường biển.

- Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai

=> Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.

Câu 2: Dựa vào lược đồ hình 35.1 ta thấy, đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính đó là:

  • Đất phù sa ngọt
  • Đất phèn
  • Đất mặn

- Sự phân bố của các loại đất vùng đồng bắng sông Cửu Long:

  • Đất phù sa ngọt tập trung ở hai bên sông Tiền, sông Hậu
  • Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Long An, Hà Tiên, Cần Thơ
  • Đất mặn phân bố ở cực Nam mũi Cà Mau, dải đất duyên hải  ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liệu.

Câu 3: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm là 

* Đất: 

- Tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), 

- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.

* Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động

=> Thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

* Nước: 

- Nguồn nước tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. 

- Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).

* Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.

Câu 4: Khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là:

- Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng mở rộng và cần được cải tạo.

- Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho hoạt động sản xuất.

- Mùa lũ chịu lũ lớn do sông Mê Công gây ra.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long như sau:

- Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...)

- Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.

- Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...

- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

Câu 2: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Diện tích canh tác: Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long  chiếm diện tích rất lớn( 2,5 triệu ha).

* Ý nghĩa của việc cải tạo:

- Mở rộng thêm diện tích canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản bằng các biện pháp  thau chua, rửa mặn.

- Xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch  thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn.

- Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, đất mặn thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 3: 

* Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai Đồng bằng sông Hồng). 

- Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. 

- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước

- GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. 

- Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.

* Cần phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long là vì:

- Nếu phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài. 

- Phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

=> Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 35 cuc chat, soạn địa lý 9 bài Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com