Soạn địa lý 9 bài 6 trang 19 cực chất

Địa lý 9 bài 6 trang 19 cực chất. Bài học: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng  chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?

Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng  chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Dựa trên hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm?

Câu 2: Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002

Soạn địa lý 9 bài 6 trang 19 cực chất

Nhận xét về thành phần cơ cấu kinh tế.

Câu 3: Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự thay đổi: 

  • Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (1995 chiếm 40.5% -> 2002 chỉ còn 23.0%).
  • Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (1995 chiếm 28.8%-> 2002 đạt 38.5%).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: 7 vùng kinh tế kinh tế trọng điểm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

=> Phạm vi lãnh thổ có 3 vùng Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

Câu 2: Biểu đồ tròn:

Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu

Nhận xét: thành phần cơ cấu kinh tế đa dạng nhưng không đều

  • Cơ cấu kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao (38,4% và 47,9%), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tỉ lê thấp (13,7%).
  • Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước: kinh tế cá thể tỉ trọng lớn nhất (31,6%), Kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng ngang nhau (8% và 8,3%).

Câu 3: Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta:

  • Thành tựu: cơ cấu chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế > 7%/năm với các ngành công nghiệp trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Thách thức: Rút ngắn khoảng cách đói nghèo, vượt lên nghèo nàn, lạc hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt cùng với các vấn đề việc làm, giáo dục, môi trường.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 6.1 ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự thay đổi như sau:

Dựa trên hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm?

- Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Cụ thể:

  • Năm 1995, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 40.5% 
  • Năm 2002 chỉ còn 23.0%. Đang có xu hướng giảm mạnh.

- Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. Cụ thể:

  • Năm 1995, tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 28.8%. 
  • Năm 2002, con số này đã tăng lên nhanh chóng và đạt 38.5%

- Khu vực dịch vụ đến nay vẫn chiếm tỉ trọng cao với 38.5%. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa ổn định, nó đang liên tục có sự tăng lên và giảm xuống thất thường.

=> Xu hướng này đang thể hiện rõ ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Dựa trên hình 6.2, ta xác định được 7 vùng kinh tế trọng điểm:

1. Trung du và miền núi Bắc Bộ

2. Đồng bằng sông Hồng

3. Bắc Trung Bộ

4. Duyên hải Nam Trung Bộ

5.Tây Nguyên

6. Đông Nam Bộ 

7. Đồng bằng sông Cửu Long

- Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm gồm có 3 vùng:

1. Bắc Bộ

2. Miền Trung 

3. Phía Nam

=> Các vùng kinh tế trọng điểm tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và các vùng kinh tế lân cận.

Câu 2: Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002:

Biểu đồ: 

Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu

Nhận xét về thành phần cơ cấu kinh tế:

* Nước ta có thành phần cơ cấu kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế ở nước ta không đồng đều. Cụ thể:

- Cơ cấu kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao lần lượt là 38,4% và 47,9%

- Cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lê thấp 13,7%.

- Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước,  thì kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất với 31,6%. Kinh tế tư nhân và kinh tế  tập thể chiếm tỉ trọng ngang nhau lần lượt là 8% và 8,3%.

Câu 3: Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta như sau:

Về thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Về thách thức:

- Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội

- Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức

- Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…..

- Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 cuc chat bai 6, soạn địa lý 9 bài Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com