Soạn địa lý 9 bài 33 trang 121 cực chất

Địa lý 9 bài 33 trang 121 cực chất. Bài học: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh  có thể đi đến các thành phố khác trong nước  bằng những loại hình giao thông nào?

Câu 2: Căn cứ vào hình 33.1  và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Câu 3: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển  các ngành dịch vụ?

Câu 2: Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp

Câu 3: Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và rút ra nhận xét.

Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 31, 32, 33: Đông Nam Bộ

Câu 1: Nêu vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ? Vị trí địa lí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng?

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã mang đến những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ? Nêu những thuận lợi và khó khăn dân cư vùng Đông Nam Bộ?

Câu 4: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Câu 5: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Câu 6: Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Câu 7: Trình bày tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau khi đất nước đổi mới?

Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học giải thích tại sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất vùng Đông Nam Bộ?

Câu 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Câu 10: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Câu 11: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triểncác ngành dịch vụ?

Câu 12: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Câu 13: Dịch vụ Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ thành phố HCM có thể đi đến các tỉnh, thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước  bằng những loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Câu 2: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài vì tài nguyên phong phú, ngành kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng hiện đại, dân số đông, nguồn lao động dòi dào có trình độ và thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 3: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi là vị trí, có cảng quốc tế Sài Gòn, cơ sở hạ tầng hiện đại, các ngành kinh tế phát triển mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:

  • Vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đầy tiềm năng dịch vụ.
  • Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động, trình độ cao, thị trường lớn.
  • Nông nghiệp phát triển, công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ triển mạnh và đa dạng, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do đông dân, mức sống tương đối cao, số người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.

Câu 3: Dựa vào bảng 33.3 và Áp dụng cách tính = (Vùng KTTĐ phía Nam / Ba vùng KTTĐ cả nước) X 100%. Ta có bảng kết quả như sau:

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

Biểu đồ:

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

- Nhận xét:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích và dân số chỉ chiếm hơn 1/3 song GDP chiếm tỉ trọng gần 2/3 trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. => tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. 

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 31, 32, 33: Đông Nam Bộ

Câu 1: Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh, thành phố, tiếp giáp với: Campuchia (Bắc và Tây Bắc), Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Đông và Đông Bắc), biển Đông (Nam), Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam)

=> Ý nghĩa: cầu nối liền giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông qua trọng của các tỉnh phía Namvới cả nước và quốc tế.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ:

  • Thuận lợi: Địa hình thoải có độ cao trung bình là mặt bằng xây dựng và canh tác tốt, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, đất bazan và đất xám trên phù sa cổ, có hệ thống sông Đồng (thủy lợi, thủy điện) và biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.
  • Khó khăn: đất liền ít khoáng sản, rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp và nhiễm môi trường.

Câu 3: Đặc điểm dân cư của Đông Nam Bộ là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước (Thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước).

- Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Bộ:

  • Thuận lợi: lao động dòi dào, có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, di tích lịch sử, văn hoá để phát triển du lịch.
  • Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Câu 4: Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì 

  • Vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập, tuổi thọ, mức độ đô thị hoá, việc làm,…)
  • Tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi.

Câu 5: Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển vì bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:

  • Bờ biển nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng, bãi tắm, rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
  • Vùng biển có nguồn lợi hải sản, ngư trường rộng lớn, tuyến đường biển quốc tế, thềm lục địa rộng và nông (dầu khí) và Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.

Câu 6: Đông Nam bộ có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì

  • Vị trí địa lí thuận lợi: nối các vùng Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, trung tâm Đông Nam Á.
  • Có tiềm năng kinh tế lớn, phát triển năng động, trình độ vượt trội, lao động, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
  • Năng động với nền sản xuất hàng hóa,  đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu.

Câu 7: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi sau khi đất nước thống nhất 1975:

  • Phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  • Cơ cấu sản xuất cân đối, nhanh: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm, dầu khí, điện tử, công nghệ cao; dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,... xuất khẩu chủ lực.
  • TP. Hồ Chí Minh là tâm công nghiệp lớn nhất, còn có Biên Hoà, Vũng Tàu.

Câu 8: Cây cao su lại được trồng nhiều nhất vùng Đông Nam Bộ vì có:

  • Điều kiện sinh thái tốt như diện tích lớn đất ba dan, đất xám, khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh và thủy lợi đã được cải thiện (hồ Dầu Tiếng).
  • Điều kiện kinh tế – xã hội tốt như nguồn lao động, kinh nghiệm trồng sản xuất cao su, nhiều cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ rộng lớn ổn định và có chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Câu 9: Những điều kiện thuận lợi giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước là:

  • Có đất xám, đất đỏ badan, mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng, khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
  • Người dân kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp và thị trường ổn định.

Câu 10: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi như có cảng quốc tế Sài Gòn, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại ngành kinh tế phát triển mạnh tạo ra nhiều hàng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 11: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:

  • Vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đầy tiềm năng dịch vụ.
  • Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động, trình độ cao, thị trường lớn.
  • Nông nghiệp phát triển, công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ triển mạnh và đa dạng, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 12: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi là vị trí thuận lợi (cảng Sài Gòn công suất lớn), cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện  đại, nhiều ngành kinh tế phát triển, nhiều hàng hóa xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư.

Câu 13: Dịch vụ vùng Đông rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.

Từ TP HCM có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào hình 14.1¸ta thấy từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước  bằng những loại hình giao thông là:

- Đường ô tô

- Đường sắt

- Đường biển

- Đường hàng không

=> Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng  hàng đầu của Đông Nam Bộ  và cả nước.

Câu 2: Căn cứ vào hình 33.1, Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài là vì có những điều kiện thuận lợi nhất định như sau:

- Tài nguyên phong phú

- Nhiều ngành kinh tế phát triển năng động: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại.

- Dân số đông, người dân năng động với nền kinh tế thị trường.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

- Thị trường tiêu thị sản phẩm rộng lớn.

Câu 3: Ở thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nhất định đối với hoạt động xuất khẩu:

- Vị trị thuận lợi, cảng quốc tế Sài Gòn

- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại

- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh tạo ra nhiều hàng xuất khẩu.

- Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

=>Hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đầu cả nước.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ như sau:

- Điều kiện tự nhiên:

  • Vị trí thuận lợi
  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú đầy tiềm năng dịch vụ: Khí hậu, dầu khí, bãi biển, vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa.

- Điều kiện Dân cư, xã hội:

  • Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động.
  • Có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
  • Thị trường tiêu thụ lớn.

- Điều kiện kinh tế:

  • Nông nghiệp phát triển
  • Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao
  • Dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng
  • Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư lớn ở nước ngoài.

Câu 2: Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do:

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh , số người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.

- Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các trung tâm du lịch trên bằng:

  • Đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20)
  • Đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang)
  • Đường hàng không (đến Nha Trang, Đà Lạt)
  • Đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi.

=> Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều công ty du lịch lớn.

Câu 3: Dựa vào bảng 33.3¸ta vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước:

* Xử lí bảng số liệu sang đơn vị % bằng cách:

Áp dụng cách tính = (Vùng KTTĐ phía Nam / Ba vùng KTTĐ cả nước) X 100%

=> Ta có bảng kết quả như sau:

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

=> Từ đó vẽ được biểu đồ:

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)

* Nhận xét:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích và dân số chỉ chiếm hơn 1/3.

- GDP chiếm tỉ trọng gần 2/3 trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

=> Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn cả nước.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 31, 32, 33: Đông Nam Bộ

Câu 1: * Vị trí địa lí: Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh, thành phố, tiếp giáp với:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia

- Phía Đông và Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Phía Nam giáp biển Đông

- Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

* Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của vùng là:

- Đông Nam Bộ là cầu nối liền giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL, vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

- Đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã mang đến những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của vùng như:

* Về mặt thuận lợi:

- Địa hình thoải có độ cao trung bình là mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…

- Đất đai có hai loại chủ yếu là đất bazan và đất xám trên phù sa cổ thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía đường, rau quả…

- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai ( sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) có giá trị thủy lợi, thủy điện.

- Vùng biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.

* Khó khăn:

- Trên đất liền ít khoáng sản

- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Câu 3: Đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ như sau:

- Là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao.

- Vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.

* Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Bộ:

- Thuận lợi:

  • Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
  • Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: 

  • Lao động từ nơi khác đến nhiều 

=> Dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Câu 4: Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì:

Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:

- Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước:

  • Thu nhập bình quân đầu người một tháng
  • Học vấn
  • Tuổi thọ trung bình 
  • Mức độ đô thị hoá. 
  • Đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị.

- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng

- Người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước

- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài

=> Nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi…

- Nhu cầu kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Câu 5: Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:

* Bờ biển:

- Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.

- Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải).

- Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.

=> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.

* Vùng biển:

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.

- Gần các tuyến đường biển quốc tế.

- Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.

- Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.

=> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen

Câu 6: Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi

=> Cầu nối các vùng Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

- Trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác.

- Là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.

- Số lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Năng động với nền sản xuất hàng hóa.

- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu

Câu 7: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau khi đất nước đổi mới.

* Tình hình sau năm 1975, thay đổi khá tích cực: 

- Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. 

- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.

Câu 8: Cây cao su lại được trồng nhiều nhất vùng Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

* Điều kiện sinh thái:

- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh

- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Câu 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước. Cụ thể là:

- Đất: loại đât feralit, bazan, đất xám phù sa cổ phù hợp

- Quỹ đất còn rất rộng, mặt bằng đất san san bát úp

- Khí hậu phân biệt hai mùa khô và mưa rõ rệt.

- Dân cư ở đây rất năng động và có kinh nghiệm làm rừng và phát triển cây công nghiệp, nơi có nhiều người lao động ở vùng khác di cư đến

=> Nhất là ở miền Trung và miền Bắc (đây là lực lượng rất chăm chỉ và cần cù, sáng tạo)…

- Có lịch sử là vùng phát triển cây công nghiệp khá lâu đời, có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp

- Thị trường tiêu thụ rộng rộng lớn trong và ngoài nước.

- Vùng được Nhà nước quy hoạch chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước…

Câu 10: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi nhất định:

- Vị trị thuận lợi, cảng quốc tế Sài Gòn

- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại

- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh tạo ra nhiều hàng xuất khẩu.

- Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

=>Hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đầu cả nước.

Câu 11: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triểncác ngành dịch vụ như:

* Điều kiện tự nhiên: 

- Vị trí địa lí thuận lợi: cầu nối các vùng kinh tế, trung râm khu vực Đông Nam Á. 

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đầy tiềm năng dịch vụ: Khí hậu, dầu khí, bãi biển, vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa.

* Điều kiện dân cư, xã hội: 

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động. 

- Thị trường tiêu thụ lớn.

* Điều kiện kinh tế:

- Nông nghiệp phát triển

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao

- Dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng

- Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư lớn ở nước ngoài.

Câu 12: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất nước.

- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

- Có nhiều ngành kinh tế phát triển như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, . . ..

- Tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.

- Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất nước

Câu 13:  Dịch vụ Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động như:

- Thương mại

- Du lịch

- Vận tải 

- Bưu chính viễn thông.

* Từ TP HCM có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như.

- Đường bộ

- Đường sắt

- Đường thủy

- Đường hàng không

Tìm kiếm google: soan dia ly 9 bai 33 cuc chat, soạn địa lý 9 bài vùng đông nam bộ

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com