Giải GDCD 9 bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm:

  • Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

Biểu hiện:

  • Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng chung của dân tộc, của nhân loại.
  • Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt.
  • Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

Ý nghĩa:

  • Người có lí tưởng sống luôn được mọi người tôn trọng
  • Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
  • Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
  • Thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện để có đủ tri thức, hẩm chất năng lực xây dựng lí tưởng sống.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp,....

Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ? Vì sao ?

a. Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng ;

b. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường ;

c. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ;

d. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội ;

đ. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống ;

e. Thắng không kiêu, bại không nản ;

g.  Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân ;

h. Dề làm, khó bỏ ;

i. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp ;

k. Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân c công bằng, văn minh.

Trả lời:

Những việc làm thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên:

a. Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng ;

c. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ;

d. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội ;

đ. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống ;

e. Thắng không kiêu, bại không nản ;

i. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp ;

k. Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân c công bằng, văn minh.

Bởi vì đây là những hành động thể hiện người biết vượt qua khó khăn, học tập trong cuộc sống, luôn biết sáng tạo trong công việc, học tập cũng như lao động, luôn xây dựng cho mình một lí tưởng sống tốt đẹp và lành mạnh.

Câu 2: Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng....

Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :

  • Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy)

  • Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.

a. Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?

b. Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?

Trả lời:

  • Em tán thành với quan điểm thứ nhất đó là: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
  • Sở dĩ em tán thành là bởi vì đây là quan điểm thể hiện được lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.
  • Mơ ước tương lại của em là trở thành một nhà ngoại giao giỏi.
  • Để thực hiện ước mơ đó, em đã phải cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, học tiếng anh để có thể biến ước mơ đó thành hiện thực.

Câu 3: Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống...

Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lý tưởng và đã phấn đấu cho lý tưởng đó. Em học ở người đó đức tính gì?

Trả lời:

Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 - 11 - 1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.
Tháng 3 - 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 - 9 - 1968 và hi sinh ngày 22 - 6 - 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời.

Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu - một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo. Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thông nhất.

Câu 4: Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở ?

Trả lời:

Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đậu vào một trường THPT chuyên của huyện. Từ đó em định hướng việc học của mình sao cho đúng với ước mơ và hoài bão mà mình đã và đang ấp ủ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net