Câu hỏi: Năm 1972, lần đầu tiên Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị về Môi trường và con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
Hướng dẫn trả lời:
- Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…
- Những biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…
+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
1. Thời kì nguyên thủy
2. Thời kì xã hội nông nghiệp
Câu hỏi: Phân tích tác động của các hoạt động dưới đây đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp.
a) Cày, xới đất canh tác.
b) Định cư tại một khu vực nhất định.
c) Thuần hoá cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi.
d) Xây dựng hệ thống kênh, mương.... để tưới tiêu nước.
Hướng dẫn trả lời:
Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:
a) Cày, xới đất canh tác: tác động đến môi trường không lớn.
b) Định cư tại một khu vực nhất định: thường tác động đến một khoảng không gian rộng lớn, thay thế các hệ sinh thái tự nhiên bằng các hệ sinh thái nhân tạo (thôn, bản, làng mạc,..).
c) Thuần hoá cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi: Làm đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng vì mục đích của con người, nhưng vật nuôi, cây trồng có thể bị suy giảm hoặc mất một số đặc điểm sinh học nào đó liên quan đến sinh sản hoặc khả năng tự vệ.
d) Xây dựng hệ thống kênh, mương.... để tưới tiêu nước: Cung cấp nước hợp lí cho các hệ sinh thái nông nghiệp, tiết kiệm nước.
3. Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
Hoạt động: Đọc các thông tin trên và quan sát Hình 47.1, thảo luận để thực hiện các yêu cầu sau:
Hoạt động 1: Trình bày tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:
– Thời kì nguyên thuỷ: Con người sống hoà đồng với thiên nhiên.
– Thời kì xã hội nông nghiệp: Con người biết trồng cây lương thực và chăn nuôi; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi có thể dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất.
– Thời kì cách mạng công nghiệp: Con người cơ giới hoá sản xuất, các loại máy móc ra rời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng (cả theo hướng làm suy thoái môi trường và hướng bảo vệ môi trường).
Hoạt động 2: Liệt kê một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội làm suy thoái hoặc có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.
Hướng dẫn trả lời:
Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội gây suy thoái mỗi trường: phá rừng làm nương rẫy, du canh, du cư; khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, gây ô nhiễm môi trường; chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.... Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên: quy hoạch, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống; thay đổi công nghệ để sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống....
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát hình 47.2, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Hướng dẫn trả lời:
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hinh 47.2: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động xả khói của nhà máy; xả nước thải, chất thải chưa qua xử lí đúng cách; sản xuất công nghiệp tạo thành các sản phẩm khó phân giải.
Câu hỏi 2: Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường
Hướng dẫn trả lời:
Một số hoạt động tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường:
- Quá trình đun nấu trong gia đình; quá trình đốt cháy nhiên liệu trong giao thông và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… trong sản xuất nông nghiệp.
- Xả rác thải sinh hoạt, rác thải từ hoạt động trồng trọt và hoạt động công nghiệp ra môi trường.
3. Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Hoạt động: Đọc thông tin thảo luận và làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau
Hoạt động 1: Điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo bảng 47.1
Bảng 47.1 Tình trạng ô nhiễm một số loại môi trường ở địa phương
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | ? | ? |
Môi trường đất | ? | ? |
Môi trường không khí | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết | do quá trình tăng dân số do rác thải trong sinh hoạt do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp do quá trình đô thị hóa |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu xám hoặc đỏ không đồng đều, xuất hiện những hạt sỏi có lỗ hoặc các hạt màu trắng trong đất. | Biến đổi tự nhiên Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa do rác thải trong sinh hoạt |
Môi trường không khí | Sự thay đổi của các thành phần trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí. | Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa
do rác thải trong sinh hoạt Do phương tiện giao thông do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… |
Hoạt động 2: Dựa vào kết quả điều tra và kiến thức đã học em hãy nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn trả lời:
Từ tình hình điều tra thực tế, HS đề xuất biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp giảm công sức và thời gian trong việc phân loại rác ở các công ty môi trường; tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá trong xử lí rác; tăng hiệu quả của quá trình xử lí rác; hạn chế ô nhiễm khi xử lí rác; tránh lãng phí chất hữu cơ trong việc làm giàu độ phì nhiêu cho đất,...
1. Khái niệm
2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Câu hỏi: Em hãy đề xuất thêm các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thực hiện ở địa phương
Hướng dẫn trả lời:
Có khá nhiều biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thực hiện ở địa phương. Tuy nhiên, có hai nhóm biện pháp khắc phục hạn chế và tác hại của biến đổi khí hậu; tận dụng được các điều kiện thuận lợi do biến đổi khí hậu (thường biểu hiện cục bộ).
Đề xuất thêm các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thực hiện ở địa phương:
- Thông tin nhanh, chính xác trong dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, rét đậm, rét hại, lũ lụt và nắng nóng,…,
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
- Quy hoạch các khu dân cư để thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi.
-…