Giải chi tiết KHTN 8 kết nối mới bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Giải bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong của cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?

Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu)

Hướng dẫn trả lời:

- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô (dịch giữa các tế bào) và bạch huyết.
- Khi môi trường trong của cơ thể bị rối loạn (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động sống của tế bào, cơ quan và cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ra một số bệnh cho cơ thể.

I. MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ

Câu hỏi: Quan sát hình 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể.

Quan sát hình 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể

Hướng dẫn trả lời: 

Các thành phần của môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. Giữa 3 thành phần này có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô, nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết, bạch huyết vận chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch và hoà vào máu. 

II. CÂN BẰNG MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

Câu hỏi 1: Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào với cơ thể?

Hướng dẫn trả lời:

Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Vai trò của mỗi trường trong rất quan trọng, nếu môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể. 

Câu hỏi 2: Sau khi ăn quá mặn chúng ta thường có cảm giác khát việc uống nhiều nước sau khi ăn mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Sau khi ăn quá mặn, nồng độ muối NaCl trong máu tăng cao. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa làm giảm nồng độ NaCl trong máu, duy trì nồng độ muối NaCl trong máu ở mức cân bằng. 

Hoạt động: Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu 
Bảng 36.1. Mẫu kết quả xét nghiệm của một số chỉ số sinh lí, sinh hóa máu của một người

Tên xét nghiệm Kết quả Chỉ số bình thường Đơn vị
Định lượng glucose (máu) 9,8 3,9 - 6,4mmol/L
Định lượng uric acid (máu) 171 

Nam: 210 - 420

Nữ 150 - 350

μmol/L
............

Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Thảo luận nhóm nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Từ phiếu kết quả xét nghiệm có thể dự đoán bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do chỉ số glucose vượt quá mức bình thường. Tuy nhiên, chỉ số uric acid trong máu thấp hơn mức bình thường.
Bệnh nhân nên giảm thức ăn chứa đường trong khẩu phần ăn (giảm tinh bột, bánh kẹo,...), tăng cường ăn rau xanh, các loại quả ít ngọt, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự lưu thông máu nhằm ổn định môi trường trong của cơ thể. 

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 38, giải KHTN 8 sách KNTT bài 38, Giải bài 38 Hệ nội tiết ở người

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com