Giải chi tiết KHTN 8 kết nối mới bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Giải bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Tại sao chúng ta có thể nghe được âm thanh và nhìn được hình dạng, màu sắc của các sự vật, hiện tượng xung quanh?

Hướng dẫn trả lời: 

- Chúng ta có thể nghe được âm thanh là nhờ cơ quan thính giác: Âm thanh được vành tai hứng, truyền qua ống tai làm rung màng nhĩ, gây tác động vào chuỗi xương tai làm rung các màng và dịch trong ốc tai. Những rung động này gây hưng phấn cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung thần kinh đi theo dây thần kinh thính giác về não cho ta cảm nhận âm thanh.
- Chúng ta có thể nhìn được hình dạng, màu sắc của các sự vật, hiện tượng xung quanh là nhờ cơ quan thị giác: Ánh sáng từ sự vật, hiện tượng khúc xạ qua giác mạc và thể thủy tinh tới màng lưới, tác động lên tế bào thụ cảm thị giác, gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

I. HỆ THẦN KINH

1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Câu hỏi: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát hình 37.1 trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh; nêu vị trí của mỗi bộ phận 

I. HỆ THẦN KINH 1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh  Câu hỏi: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát hình 37.1 trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh; nêu vị trí của mỗi bộ phận

Hướng dẫn trả lời:

Hệ thần kinh ở người có dạng ống gồm não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất.
Vị trí của mỗi bộ phận trên cơ thể: não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống, dây thần kinh phân bố rộng khắp cơ thể, hạch thần kinh nằm rải rác và nối với các dây thần kinh.

2. Một số bệnh về hệ thần kinh và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

Hoạt động: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn gì cho xã hội?
2. Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, em sẽ tuyên truyền điều gì đến người thân và mọi người xung quanh?

Hướng dẫn trả lời: 

1. Nghiện ma tuý sẽ gây hại sức khoẻ và tinh thần người nghiện, hệ luỵ kéo theo là sự xuống cấp của đạo đức xã hội, tạo ra các tội phạm ma tuý, huỷ hoại giống nòi và ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội. 

2. Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, cần tuyên truyền đến người thân và mọi người xung quanh các điều sau:
- Tuyên truyền đến mọi người tác hại của chất gây nghiện, từ đó, nâng cao ý thức không sử dụng các chất gây nghiện.
- Cần đề cao cảnh giác, kiên quyết để không bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng chất gây nghiện.
- Khi phát hiện các đối tượng tàng trữ, sử dụng các chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật, cần báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.

II. CÁC GIÁC QUAN

1. Thị giác

Câu hỏi 1: Đọc thông tin trên và quan sát hình 37.3, kể tên các bộ phận của mắt.

 Đọc thông tin trên và quan sát hình 37.3, kể tên các bộ phận của mắt.

Hướng dẫn trả lời:

Các bộ phận của mắt gồm: màng cứng, giác mạc, võng mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, đồng tử, mỗng mắt, dịch thuỷ tinh, dậy thần kinh thị giác.

Câu hỏi 2: Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, giải thích quá trình thu nhận ánh sáng trong hình 37.4.

Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, giải thích quá trình thu nhận ánh sáng trong hình 37.4.

Hướng dẫn trả lời:

Do ánh sáng phản chiếu từ cây xanh khúc xạ qua giác mạc và thể thuỷ tinh tới màng lưới, tác động lên tế bào thụ cảm thị giác gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh ngược chiều của cây xanh. 

Câu hỏi 3: Quan sát hình 37.5, xác định mắt bình thường và mắt mắc các tật trong hình.

Quan sát hình 37.5, xác định mắt bình thường và mắt mắc các tật trong hình.

Hướng dẫn trả lời: 

a – Mắt bình thường.
b - Mắt cận thị.
c - Mắt viễn thị.
d - Mắt loạn thị.

Hoạt động: Tìm hiểu các bệnh và tật về mắt trong trường học

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bệnh và tật về mắt trong trường học rồi hoàn thành thông tin bảng sau
Bảng 37.1
Tên bệnh, tật Số lượng người mắcNguyên nhânBiện pháp phòng, chống 
????
Hướng dẫn trả lời:
- Học sinh tìm hiểu các bệnh và tật về mắt trong trường học rồi hoàn thành thông tin theo mẫu.
- Câu trả lời tham khảo:
Tên bệnh, tật Số lượng người mắcNguyên nhânBiện pháp phòng, chống 
Bệnh đau mắt đỏ4/100Do virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus,…Rửa tay thường xuyên, đeo kính bảo vệ mắt, hạn chế dụi mắt, bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt, không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh,…
Tật cận thị31/100Do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dần làm thể thủy tinh bị phồng lên.Biện pháp phòng tránh cận thị không do di truyền: Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục. Nếu đã mắc tật cận thị, cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì. Ăn uống hợp lí để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
Tật loạn thị5/100Do giác mạc bị biến dạng không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm.Biện pháp phòng tránh loạn thị không do di truyền: Tránh các nguy cơ gây tổn thương mắt có thể xảy ra. Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc ánh sáng quá mạnh. Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác. Điều trị sớm các bệnh lí về mắt (nếu có). Ăn uống hợp lí để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm.

Hoạt động 2: Thiết kế poster tuyên truyền mọi người cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo các poster sau:

Thiết kế poster tuyên truyền mọi người cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắtThiết kế poster tuyên truyền mọi người cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắtThiết kế poster tuyên truyền mọi người cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt

2. Thị giác

Câu hỏi: Đọc thông tin quan sát Hình 16.7 và thực hiện các yêu cầu sau

1. Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai
2. Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tay và khoang miệng.
Hướng dẫn trả lời:

1. Sơ đồ quá trình thu nhận âm thanh của tai:

Sóng âm đi từ ngoài theo ống tai vào rung màng nhĩ – tác động vào chuỗi xương tai tác động vào ốc tai làm rung màng và dịch → tạo xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác lên não (cho ta cảm giác về âm thanh). 

2. Vòi tai có vai trò cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Khi áp suất không khí từ tai ngoài tác động đến màng nhĩ sẽ làm màng này cong về phía tai giữa, tuy nhiên do áp suất không khí cũng tác động tương tự vào khoang miệng, nhờ vòi tai đã làm cho áp suất không khí tác động lên phía đối diện của màng nhĩ. Nhờ đó áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trên em hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa bị ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình

Hướng dẫn trả lời: 

Cách phòng một số bệnh về tai
- Bệnh viêm tai giữa: tránh không để nước bẩn lọt vào tai; phòng các bệnh vùng mũi, họng. 
- Bệnh ù tai tránh tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn, tránh để lọt dị vật vào tai. 
Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 37, giải KHTN 8 sách KNTT bài 37, Giải bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com