Giải chi tiết KHTN 8 kết nối mới bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Giải bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc hạ thấp quá mức đều là bất thường. Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò gì và yếu tố nào tham gia duy trì sự ổn định đó?

Hướng dẫn trả lời: 

- Vai trò của việc duy trì thân nhiệt ổn định: Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.
- Các yếu tố tham gia duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể gồm: cơ chế thần kinh (sự tăng, giảm quá trình dị hóa; phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông dưới sự điều khiển của hệ thần kinh), cơ chế thể dịch (lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm góp phần duy trì ổn định thân nhiệt).

I. DA Ở NGƯỜI

1. Cấu tạo và chức năng của da

Câu hỏi 1: Quan sát hình 39.1, em hãy xác định các thành phần của lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Quan sát hình 39.1, em hãy xác định các thành phần của lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn trả lời:

Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tăng tế bào sống; lớp bì gồm tuyến mồ hôi, dây thần kinh, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến nhờn, thụ quan, mạch máu; lớp mỡ dưới da gồm mỡ. 

Câu hỏi 2: Nêu chức năng các thành phần của da.

Hướng dẫn trả lời:

Da có cấu tạo gồm ba lớp: biểu bì, bì và mỡ dưới da. Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. Lớp bì giúp giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, giúp nuôi dưỡng biểu bì loại bỏ chất thải. Lớp mỡ dưới da có chức năng cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như một nguồn dự trữ năng lượng. 

2. Một số bệnh về da và bảo vệ da

Câu hỏi 1: Vì sao nói giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một biện pháp bảo vệ da?

Hướng dẫn trả lời: 

Da là bề mặt lớn nhất trên cơ thể tiếp xúc với môi trường, da có chức năng điều hoà thân nhiệt, che chắn cho các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến da bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gây nên các bệnh về da; việc toả nhiệt của cơ thể diễn ra khó khăn (do các lỗ chân lông bị bít kín);...

Câu hỏi 2: Vận dụng những hiểu biết về da, nêu các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da an toàn.

Hướng dẫn trả lời: 

Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da an toàn:
– Tránh làm da bị tổn thương.
– Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, mặt.
- Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da không bị tổn thương do tia UV.
– Không lạm dụng các loại mĩ phẩm và vệ sinh da sạch sẽ sau khi trang điểm,... 

Hoạt động: Tìm hiểu một số bệnh về da

Tìm hiểu một số bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 39.1.

Bảng 39.1.

Tên bệnhSố người mắcBiện pháp phòng chống
???

Hướng dẫn trả lời: 

Gợi ý kết quả tìm hiểu một số bệnh về da trong khu dân cư:

Tên bệnhSố người mắcBiện pháp phòng chống
Bệnh hắc lào3/100Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ; không dùng chung đồ dùng cá nhân; mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát; tránh động vật bị nhiễm bệnh,…
Bệnh lang ben3/100Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân; tránh môi trường nóng ẩm có nhiệt độ quá cao; tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh; hạn chế ra mồ hôi quá mức,… 
Mụn trứng cá35/100Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ; sinh hoạt điều độ; ăn nhiều rau xanh và trái cây; uống nhiều nước; hạn chế trang điểm và vệ sinh da sau khi trang điểm; chống nắng đúng cách; giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng; rèn luyện thể dục, thể thao hợp lí,…

3. Một số thành tựu ghép da trong y học

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và nêu một số thành tựu ghép da trong y học.

Hướng dẫn trả lời:

Một số thành tựu ghép da trong y học: Bệnh viện Bỏng Quốc gia đã nghiên cứu, xử lí và sử dụng da ếch tươi, da ếch đồng khô tiệt trùng bằng tia Gamma hoặc sử dụng trung bì da heo tươi, da heo đông khô ở độ lạnh sâu để ghép da, điều trị vết bỏng cho người bệnh. Gần đây, công nghệ nhân nuôi tế bào sợi được chuyển giao từ Nga và Singapore giúp Bệnh viện Bỏng Quốc gia thành công trong việc cấy nguyên bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.

II. ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI

1. Khái niệm thân nhiệt

Hoạt động: Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử
Chuẩn bị: Nhiệt kế điện tử, bông y tế.
Tiến hành:
Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch nhiệt kế, bật nhiệt kế.
Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai,…) và ấn nút bật một lần nữa.
Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Bước 4: Tắt nhiệt kế, lau sạch và cất vào nơi quy định.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đọc giá trị đo thân nhiệt của bản thân và nhận xét về giá trị đo.
2. Cho biết ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

Hướng dẫn trả lời: 

1.Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3 oC → Thân nhiệt của bản thân dao động ở mức bình thường.
2. Đo thân nhiệt để xác định nhiệt độ của cơ thể. Thân nhiệt có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe của cơ thể người.

2. Vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người

Câu hỏi 1: Duy trì ổn định thân nhiệt ở người có vai trò gì? Nêu các cơ chế duy trì thân nhiệt.

Hướng dẫn trả lời: 

- Vai trò của việc duy trì ổn định thân nhiệt ở người: Thân nhiệt được duy trì ổn định quanh một giá trị nhất định ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt duy trì ổn định giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 35 °C hoặc tăng lên trên 38 °C thì tim, hệ thần kinh và cơ quan khác có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
- Các cơ chế duy trì thân nhiệt gồm cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
+ Cơ chế thần kinh: Sự tăng, giảm quá trình dị hoá để điều tiết sự sinh nhiệt, cùng với các phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông... để điều khiển quá trình toả nhiệt đều là các phản xạ. Phản xạ được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Vì vậy, hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong điều hoà thân nhiệt.
+ Điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế thể dịch: Lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hoá tăng hoặc giảm, góp phần duy trì ổn định thân nhiệt. 

Câu hỏi 2: Trình bày vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt: Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. Khi trời lạnh, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông cọ để giảm sự toả nhiệt. Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt. Sự tăng, giảm quá trình dị hoá ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt, cùng với các phản ứng co, dãn mạch máu dưới da; tăng, giảm tiết mồ hôi, co, duỗi cơ chân lông để điều tiết sự toả nhiệt của cơ thể đều là phản xạ. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt. 

3. Một số phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể

Câu hỏi: Em hãy đề xuất biện pháp chống nóng, chống lạnh cho cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Biện pháp có vai trò chống nóng cho cơ thể: trồng cây xanh, chống nóng cho nhà ở, sử dụng quạt, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng điều hoà hai chiều...
Biện pháp có vai trò chống lạnh cho cơ thể: mặc áo ấm, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng điều hoà hai chiếu...

Hoạt động: Thảo luận theo nhóm về cách xử lí tình huống khi gặp một người bị say nắng (cảm nóng) và một người bị cảm lạnh.

Hướng dẫn trả lời: 

– Khi gặp trường hợp say nắng (cảm nóng), cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế: đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
– Người bị cảm lạnh hay gặp trong mùa đông, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,... ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Để đẩy lùi cảm lạnh, người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, làm dịu cổ họng bằng cách súc họng bằng nước muối sinh lí ẩm, vận động để tăng tiết mồ hôi, làm thông mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lí vào mũi, kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 47, giải KHTN 8 sách KNTT bài 47, Giải bài 47 Bảo vệ môi trường

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net