Câu hỏi: Để duy trì nòi giống, mọi sinh vật đều trải qua quá trình sinh sản. Ở người, cơ quan và hệ cơ quan nào đảm nhận vai trò sinh sản?
Hướng dẫn trả lời:
Ở người, cơ quan sinh dục nam (tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật) và cơ quan sinh dục nữ (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) thuộc hệ sinh dục đảm nhận vai trò sinh sản.
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.1 và 40.2 để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
Hướng dẫn trả lời:
Hệ sinh dục | Các cơ quan chính | Chức năng |
Hệ sinh dục nam | Tinh hoàn | Sản sinh ra tinh trùng. tiết hormone sinh dục nam |
Mào tinh | Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo | |
Ống dẫn tinh | Đường dẫn tinh trùng di chuyển đến túi tinh | |
Túi tinh | Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng | |
Tuyến tiến liệt, tuyến hành | Tiết dịch nhờn | |
Hệ sinh dục nữ | Buồng trứng | Sản sinh trứng, tiết hormone sinh dục nữ |
Phễu dẫn trứng, ống dẫn trứng | Phễu dẫn trứng hứng và đưa trứng rụng di chuyển đến ống dẫn trúng, tại đây có thể diễn ra quá trình thụ tinh | |
Tử cung | Nơi nuôi dưỡng thai nhi phát triển | |
Âm đạo | Nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ khi sinh | |
Tuyến tiến đình | Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo |
Câu hỏi 2: Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?
Hướng dẫn trả lời:
Nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng là khoảng 33 – 34°C, tinh hoàn nằm trong bìu (ngoài ổ bụng) sẽ có điều kiện nhiệt độ phù hợp cho việc sản sinh tinh trùng.
1. Thụ tinh
2. Thụ thai
Câu hỏi: Em hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.
Hướng dẫn trả lời:
Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, quá trình này thường diễn ra ở vị trí 1/3 ống dẫn trúng (về phía buồng trứng). Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung, vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi.
Thụ thai là hiện tượng phôi di chuyển đến tử cung và bám được vào niêm mạc tử cung để làm tổ.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong Hình 40.4, em hãy mô tả sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt. Theo em, sự thay đổi này có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:
+ Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.
+ Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.
- Ý nghĩa của sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung.
Hoạt động: Tìm hiểu vai trò và các biện pháp tránh thai
Đọc thông tin trên kết hợp tìm hiểu thông tin trên các phương tiện khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:
Hoạt động 1: Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp nào? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Cần sử dụng biện pháp tránh thai trong trường hợp có quan hệ tình dục nhưng không muốn mang thai, không muốn bị lây bệnh qua đường sinh dục (sử dụng bao cao su). Các biện pháp này giúp nữ giới tránh được việc mang thai ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
Hoạt động 2: Nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó theo mẫu sau:
Bảng 40.1. Biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp
Biện pháp tránh thai | Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày | ? |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp | ? |
Sử dụng bao cao su | ? |
? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp tránh thai | Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày | Ngăn cản quá trình rụng trứng |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp | Ngăn không cho phôi làm tổ ở tử cung |
Sử dụng bao cao su | Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
Sử dụng que cấy tránh thai | Ngăn cản quá trình rụng trứng |
Sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) | Ngăn không cho phôi làm tổ ở tử cung |
1. Một số bệnh lây qua đường sinh dục
Hoạt động: Tìm hiểu tác hại và biện pháp phòng chống các bệnh lây qua đường sinh dục
Câu hỏi 1: Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể gây ra hậu quả gì?
Hướng dẫn trả lời:
Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho người mắc bệnh như tổn thương các cơ quan trong cơ thể, vô sinh, suy giảm miễn dịch,...
Câu hỏi 2: Từ những hiểu biết về các bệnh lây qua đường sinh dục, em hãy đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh đó.
Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:
– Thuỷ chung một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với người mắc bệnh.
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Tiêm phòng vaccine như viêm gan B, ung thư cổ tử cung...
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm,...
2. Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
Câu hỏi 1: Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên có hệ sinh dục khoẻ mạnh, không mắc các bệnh đường sinh dục, không mang thai ngoài ý muốn,... Từ đó, trẻ có sức khoẻ tốt, tập trung học tập để có được tương lai tốt đẹp hơn
Câu hỏi 2: Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ bản thân:
– Vệ sinh hệ sinh dục hằng ngày để tránh viêm nhiễm.
- Biết cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
- Biết các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp, sử dụng trong trường hợp cần thiết
Hoạt động: Điều tra hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên
1. Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu điều tra Bảng 40.2.
Bảng 40.2.
Nội dung diều tra | Có | Không |
Biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục | ? | ? |
Biết việc nạo, phá thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản | ? | ? |
Biết các biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục | ? | ? |
Biết về các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn | ? | ? |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh lậu | ? | ? |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giang mai | ? | ? |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS | ? | ? |
2. Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Hướng dẫn trả lời:
1. Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Điều tra tổng số 100 bạn.
Nội dung diều tra | Có | Không |
Biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục | 89 | 11 |
Biết việc nạo, phá thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản | 80 | 20 |
Biết các biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục | 95 | 5 |
Biết về các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn | 100 | 0 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh lậu | 30 | 70 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giang mai | 20 | 80 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS | 80 | 20 |
2. Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".
• Nguyên nhân gây bệnh AIDS:
- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:
+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).
+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.
• Triệu chứng bệnh AIDS:
• Biện pháp phòng chống AIDS:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…
- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.