Giải sách bài tập Toán học 11 Tập 1 Chân trời Bài 5: Phương trình lượng giác cơ bản

Hướng dẫn giải Bài 5: Phương trình lượng giác cơ bản SBT Toán 11 chân trời. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) $sin(3x+\frac{\pi}{6})=\frac{\sqrt{3}}{2}$

b) $cos(2x-30^{o}) = -1$;

c) $3sin(-2x + 17^{o}) = 4$;

d) $cos(3x-\frac{7\pi}{12})=cos(-x+\frac{\pi}{4})$;

e) $\sqrt{3}tan(x-\frac{\pi}{4})-1=0$

g) $cot(\frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5})=cot\frac{\pi}{5}$

Hướng dẫn trả lời:

a) $sin(3x+\frac{\pi}{6})=\frac{\sqrt{3}}{2}$

$\Leftrightarrow sin(3x+\frac{\pi}{6})=sin\frac{\pi}{3}$

$\Leftrightarrow 3x+\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x+\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{3}+k2\pi , k \in \mathbb{Z}$

$x=\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x = \frac{\pi}{6}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$

b) $cos(2x -30^{o}) = -1$

$\Leftrightarrow 2x – 30^{o}= 180^{o}+k360^{o}(k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow 2x = 210^{o} + k360^{o} (k\in \mathbb{Z})$
$\Leftrightarrow x = 105^{o} + k180^{o} (k \in \mathbb{Z})$

Vậy phương trình có nghiệm là $x = 105^{o} + k180^{o}(k\in \mathbb{Z})$.

c) $3sin(-2x + 17^{o}) = 4$

$\Leftrightarrow sin(-2x+17^{o})=\frac{4}{3}$

Do $\frac{4}{3}>1$ nên phương trình vô nghiệm.

d) $cos(3x-\frac{7\pi}{12})=cos(-x+\frac{\pi}{4})$

$\Leftrightarrow 3x-\frac{7\pi}{12}=-x+\frac{\pi}{4}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{7\pi}{12}=-(-x+\frac{\pi}{4})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{24}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{5\pi}{24}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$

e) $\sqrt{3}tan(x-\frac{\pi}{4})-1=0$

$\Leftrightarrow tan(x-\frac{\pi}{4})=\frac{1}{\sqrt{3}}$

$\Leftrightarrow tan(x-\frac{\pi}{4})=tan\frac{\pi}{6}$

$\Leftrightarrow x-\frac{\pi}{4}=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{12}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có nghiệm là $ x=\frac{5\pi}{12}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

g) $cot(\frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5})=cot\frac{\pi}{5}$

$\Leftrightarrow \frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5}=\frac{\pi}{5}+k\pi,k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{3\pi}{5}+k3\pi, k\in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=-\frac{3\pi}{5}+k3\pi,k \in \mathbb{Z}$

Bài 2: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) $cos(2x + 10^{o}) = sin(50^{o}- x)$;

b) $8sin^{3}x + 1 = 0$;

c) $(sinx + 3)(cotx - 1) = 0$;

d) $tan(x -30^{o}) - cot50^{o}= 0$.

Hướng dẫn trả lời:

a) $cos(2x + 10^{o}) = sin(50^{o}- x)$

$\Leftrightarrow cos(2x + 10^{o}) = cos(x + 40^{o})$

$\Leftrightarrow  2x + 10^{o}= x + 40^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x + 10^{o}= -x – 40^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x = 30^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=-\frac{1}{3}.50^{o}+k120^{o},k \in \mathbb{Z}$.

Vậy phương trình có các nghiệm là $x = 30^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ và $x=-\frac{1}{3}.50^{o}+k120^{o}, k \in \mathbb{Z}$

b) $8sin^{3}x + 1 = 0$

$\Leftrightarrow sin^{3}x=-\frac{1}{8} \Leftrightarrow  sinx=-\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\pi-(-\frac{\pi}{6})+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm là $x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

c) (sinx + 3)(cotx ‒ 1) = 0

$\Leftrightarrow sinx + 3 = 0$ hoặc cotx ‒ 1 = 0

$\Leftrightarrow sinx = -3$ hoặc cotx = 1

Phương trình sinx = ‒3 vô nghiệm.

Phương trình cotx = 1 có nghiệm là $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm là $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

d) $tan(x - 30^{o})- cot50^{o}= 0$

$\Leftrightarrow tan(x - 30^{o}) = cot50^{o}$

$\Leftrightarrow tan(x - 30^{o}) = tan40^{o}$

$\Leftrightarrow x – 30^{o}= 40^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x = 70^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm là $x = 70^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$

Bài 3: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) $cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(\frac{\pi}{4}-x)=0$;

b) $2cos^{2}x + 5sinx - 4 = 0$;

c) $cos(3x-\frac{\pi}{4})+2sin^{2}x-1=0$.

Hướng dẫn trả lời:

a) $cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(\frac{\pi}{4}-x)=0$

$ \Leftrightarrow cos(x+\frac{\pi}{4})=-cos(\frac{\pi}{4}-x) \Leftrightarrow cos(x+\frac{\pi}{4})=cos(\frac{3\pi}{4}+x)$

$\Leftrightarrow x+\frac{\pi}{4}=\frac{3\pi}{4}+x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x+\frac{\pi}{4}=-\frac{3\pi}{4}-x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{2}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm là $x=-\frac{\pi}{2}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

b) $2cos^{2}x + 5sinx - 4 = 0$

$ \Leftrightarrow 2(1 – sin^{2}x) + 5sinx - 4 = 0$

$ \Leftrightarrow -2sin^{2}x + 5sinx - 2 = 0$

$ \Leftrightarrow sinx = 2$ hoặc $sinx=\frac{1}{2}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{5\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm $x=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

c) $cos(3x-\frac{\pi}{4})+2sin^{2}x-1=0$

$ \Leftrightarrow cos(3x-\frac{\pi}{4})=1-2sin^{2}x \Leftrightarrow cos(3x-\frac{\pi}{4})=cos2x$

$\Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{4}=2x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{\pi}{4}=-2x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{4}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{\pi}{20}+k\frac{2\pi}{5}, k \in \mathbb{Z}$

Vậy phương trình có các nghiệm là $ x=\frac{\pi}{4}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{20}+k\frac{2\pi}{5}, k \in \mathbb{Z}$

Bài 4: Tìm tập xác định của hàm số lượng giác $y=\frac{sinx-2cos3x}{sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})}$.

Hướng dẫn trả lời:

Hàm số xác định khi và chỉ khi $sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})\neq 0$

Ta có

$sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})=0$

$ \Leftrightarrow sinx=-sin(2x-\frac{\pi}{3})$

$ \Leftrightarrow sinx = sin(-2x+\frac{\pi}{3})$

$x=-2x+\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\pi+2x-\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=-\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k\in \mathbb{Z}$

Do đó $sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3}) \neq 0$ khi và chỉ khi $x \neq \frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x \neq -\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy tập xác định của hàm số là D = $\mathbb{R}$∖{$\frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3};-\frac{2\pi}{3}+k2\pi | k \in \mathbb{Z}$}

Bài 5: Tìm các nghiệm của mỗi phương trình sau trong khoảng $(-\pi; \pi)$

a) $sin(3x-\frac{\pi}{3})=1$

b) $2cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\sqrt{3}$

c) $tan(x+\frac{\pi}{9})=tan\frac{4\pi}{9}$.

Hướng dẫn trả lời:

a) $sin(3x-\frac{\pi}{3})=1$

$ \Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{2}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$

Với k = ‒1, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}-1.\frac{2\pi}{3}=-\frac{7\pi}{18}$

Với k = 0, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}+0.\frac{2\pi}{3}=\frac{5\pi}{18}$

Với k = 1, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}+1.\frac{2\pi}{3}=\frac{17\pi}{18}$

Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{7\pi}{18};\frac{5\pi}{18};\frac{17\pi}{18})$

b) $2cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\sqrt{3}$

$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\frac{\sqrt{3}}{2}$

$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{3\pi}{4})=cos\frac{\pi}{6}$

$ \Leftrightarrow 2x-\frac{3\pi}{4}=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x-\frac{3\pi}{4}=-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{11\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Với k = ‒1, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+(-1).\pi=-\frac{13\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+(-1).\pi=\frac{-17\pi}{24}$

Với k = 0, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+0.\pi=\frac{11\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+0.\pi=\frac{7\pi}{24}$

Với k = 1, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+1.\pi=\frac{35\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+1.\pi=\frac{31\pi}{24}$

Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{17\pi}{24};-\frac{13\pi}{24};\frac{7\pi}{24};\frac{11\pi}{24})$

c) $tan(x+\frac{\pi}{9})=tan\frac{4\pi}{9}$

$ \Leftrightarrow x+\frac{\pi}{9}=\frac{4\pi}{9}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{3}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Với x = ‒1, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+(-1).\pi=\frac{-2\pi}{3}$

Với x = 0, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+0.\pi=\frac{\pi}{3}$

Với x = ‒1, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+1.\pi=\frac{4\pi}{3}$

Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{2\pi}{3}; \frac{\pi}{3})$

Bài 6: Tìm hoành độ các giao điểm của đồ thị các hàm số sau:

a) $y=sin(2x-\frac{\pi}{3})$ và $y=sin(\frac{\pi}{4}-x)$

b) $y=cos(3x-\frac{\pi}{4})$ và $y=cos(x+\frac{\pi}{6})$.

Hướng dẫn trả lời:

a) Hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là nghiệm của phương trình: $sin(2x-\frac{\pi}{3})=sin(\frac{\pi}{4}-x)$

$ \Leftrightarrow 2x-\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{4}-x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x-\frac{\pi}{3}=\pi - (\frac{\pi}{4}-x)+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{7\pi}{36}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{13\pi}{12}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là: $x=\frac{7\pi}{36}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{13\pi}{12}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

b) Hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là nghiệm của phương trình:

$cos(3x-\frac{\pi}{4})=cos(x+\frac{\pi}{6})$

$ \Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{4}=x+\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{\pi}{4}=-(x+\frac{\pi}{6})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$ \Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{24}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{\pi}{48}+k\frac{\pi}{2}, k \in \mathbb{Z}$

Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là: $x=\frac{5\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{48}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$.

Bài 7: Tìm hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành.

Hướng dẫn trả lời:

Hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là nghiệm của phương trình:

$sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)=0$

$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{3\pi}{4}-x)$

$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{\pi}{2}+\frac{\pi}{4}-x)$

$\Leftrightarrow sin3x=sin(x-\frac{\pi}{4})$

$\Leftrightarrow 3x=x-\frac{\pi}{4}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x=\pi -(x-\frac{\pi}{4})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{8}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$

Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là $x=-\frac{\pi}{8}+k\pi,k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2}, k \in \mathbb{Z}$

Bài 7: Tìm hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành.

Hướng dẫn trả lời:

Hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là nghiệm của phương trình:

$sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)=0$

$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{3\pi}{4}-x)$

$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{\pi}{2}+\frac{\pi}{4}-x)$

$\Leftrightarrow sin3x=sin(x-\frac{\pi}{4})$

$\Leftrightarrow 3x=x-\frac{\pi}{4}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x=\pi -(x-\frac{\pi}{4})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{8}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$

Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là $x=-\frac{\pi}{8}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$

Bài 8: Theo định luật khúc xạ ánh sáng, khi một tia sáng được chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt không đồng chất thì tỉ số $\frac{sini}{sinr}$, với i là góc tới và r là góc khúc xạ, là một hằng số phụ thuộc vào chiết suất của hai môi trường. Biết rằng khi góc tới là $45^{o}$ thì góc khúc xạ là bao nhiêu? Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.

 Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn trả lời:

Vì $\frac{sin45^{o}}{sin30^{o}}=\frac{sin60^{o}}{sinr}$ nên $sinr=\frac{sin60^{o}.sin30^{o}}{sin45^{o}}=\frac{\sqrt{6}}{4}$

Suy ra $r=37,76^{o}$

Bài 9: Một quả bóng được ném xiên một góc $\alpha (0^{o} \leq \alpha \leq 90^{o})$ từ mặt đất với tốc độ $v_{0}$ (m/s). Khoảng cách theo phương ngang từ vị trí ban đầu của quả bóng đến vị trí bóng chạm đất được tính bởi công thức $d=\frac{v^{2}_{0}sin2\alpha}{10}$.

a) Tính khoảng cách d khi bóng được ném đi với tốc độ ban đầu 10m/s và góc ném là $30^{o}$ so với phương ngang.

b) Nếu tốc độ ban đầu của bóng là 10m/s thì cần ném bóng với góc bao nhiêu độ để khoảng cách d là 5 m?

Hướng dẫn trả lời:

a) Khoảng cách d khi bóng được ném đi với tốc độ ban đầu 10m/s và góc ném là $30^{o}$ so với phương ngang là:

$d=\frac{10^{2}sin2.30^{o}}{10}=5\sqrt{3} \approx 8,66$ (m)

b) $d=\frac{v^{2}_{0}sin2\alpha}{10}$ nên $sin2\alpha=\frac{10d}{v^{2}_{0}}$

Nếu tốc độ ban đầu của bóng là 10m/s thì cần ném bóng với góc bao nhiêu độ để khoảng cách d là 5 m là:

$sin2\alpha=\frac{10d}{v^{2}_{0}}=\frac{10.5}{10^{2}}=\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow 2\alpha =30^{o}$ hoặc $2\alpha=150^{o}$

$\alpha = 15^{o}$ hoặc $\alpha=75^{o}$

Bài 10: Chiều cao h(m) của một cabin trên vòng quay vào thời điểm t giây sau khi bắt đầu chuyển động được cho bởi công thức $h(t)=30+20sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})$

a) Cabin đạt độ cao tối đa là bao nhiêu?

b) Sau bao nhiêu giây thì cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiên?

Hướng dẫn trả lời:

a) Cabin đạt độ cao tối đa khi $sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=1$

Khi đó độ cao của cabin là h = 30 + 20.1 = 50 (m).

b) Thời gian để cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiênlà nghiệm của phương trình:

$30+20sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=40$

$\Leftrightarrow sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=sin\frac{\pi}{6}$

$\Leftrightarrow \frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3}=\pi-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow t=-\frac{25}{6}+k50, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $t=\frac{25}{2}+k50, k \in \mathbb{Z}$

⦁ Xét $t=-\frac{25}{6}+k50, k \in \mathbb{Z}$ ta có:

$-\frac{25}{6}+k50>0 \Leftrightarrow k>\frac{1}{12}, k \in \mathbb{Z}$ nên k = 1. Do đó t = 44,8 s.

⦁ Xét $t=\frac{25}{2}+k50,k \in \mathbb{Z}$ ta có:

$t=\frac{25}{2}+k50>0 \Leftrightarrow k>-\frac{1}{4}, k \in \mathbb{Z}$ nên k = 0. Do đó t = 12,5 s.

 

Do 12,5 < 44,8 nên sau 12,5 giây thì cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiên.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Toán học 11 Chân trời, Giải SBT Toán học 11 chân trời, Giải sách bài tập Toán học 11 Chân trời Bài 5: Phương trình lượng giác cơ bản

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 11 chân trời sáng tạo

TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

CHƯƠNG III. GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG IV. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net