Giải sách bài tập Toán học 11 Tập 1 Chân trời bài: Bài tập cuối chương 5

Hướng dẫn giải bài: Bài tập cuối chương 5. SBT Toán 11 chân trời. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. TRẮC NGHIỆM

Trả lời các câu hỏi 1 - 5 dựa trên đồ thị thể hiện điểm thi đánh giá năng lực của một trường đại học vào năm 2020 dưới đây.

 Hướng dẫn trả lời:

Bài 1: Tổng số học sinh tham gia kì thi đánh giá năng lực trên là

A. 780.

B. 787.

C. 696.

D. 697.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Tổng số học sinh tham gia kì thi đánh giá năng lực trên là

1 + 8 + 24 + 54 + 95 + 95 + 133 + 122 +104 + 62 + 55 + 21 + 12 + 1 = 787 (học sinh).

Bài 2: Giá trị đại diện cho nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

A. 625,5.

B. 675,5.

C. 725,5.

D. 775,5.

Hướng dẫn trả lời:

Từ đồ thị và do số học sinh là số nguyên nên ta hiệu chỉnh lại bảng số liệu như sau:

Điểm

Số học sinh

[350,5; 400,5)

1

[400,5; 450,5)

8

[450,5; 500,5)

24

[500,5; 550,5)

54

[550,5; 600,5)

95

[600,5; 650,5)

95

[650,5; 700,5)

133

[700,5; 750,5)

122

[750,5; 800,5)

104

[800,5; 850,5)

62

[850,5; 900,5)

55

[900,5; 950,5)

21

[950,5; 1 000,5)

12

[1 000,5; 1 050,5)

1

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là nhóm [650,5; 700,5).

Giá trị đại diện cho nhóm đó là $\frac{1}{2}(650,5 + 700,5) = 675,5$.

Bài 3: Giá trị đại diện cho nhóm chứa trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

A. 625,5.

B. 675,5.

C. 725,5.

D. 775,5.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{787}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Cỡ mẫu n = 787 là số lẻ nên trung vị của mẫu số liệu là: $M_{e} = x_{394}$. Do $x_{394}$ thuộc nhóm [650,5; 700,5) nên giá trị đại diện cho nhóm đó là: $\frac{1}{2}(650,5 + 700,5) = 675,5$.

Bài 4: Giá trị đại diện cho nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

A. 625,5.

B. 675,5.

C. 725,5.

D. 775,5.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{787}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{787}$ là $Q_{1} = x_{197}$. Do $x_{197}$ thuộc nhóm [600,5; 650,5) nên giá trị đại diện cho nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm trên là $\frac{1}{2}(600,5 + 650,5) = 625,5.$

Bài 5: Giá trị đại diện cho nhóm chứa tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

A. 625,5.

B. 675,5.

C. 725,5.

D. 775,5.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{787}$ là $x_{591}$. Do $x_{591}$ thuộc nhóm [750,5; 800,5) nên giá trị đại diện cho nhóm chứa tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm trên là $\frac{1}{2}(750,5 + 800,5) = 775,5$.

Trả lời các câu hỏi 6 – 10 dựa trên bảng số liệu về chiều cao của 100 học sinh một trường trung học phổ thông dưới đây.

Nhóm

Chiều cao (cm)

Số học sinh

1

[150; 153)

7

2

[153; 156)

13

3

[156; 159)

40

4

[159; 162)

21

5

[162; 165)

13

6

[165; 168)

6

Bài 6: 160,5 là giá trị đại diện cho nhóm

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Xét nhóm [159; 162) có giá trị đại diện là $\frac{159+162}{2} = 160,5$.

Vậy 160,5 là giá trị đại diện cho nhóm [159; 162) là nhóm 4.

Bài 7: Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) là

A. 157,76.

B. 158,25.

C. 157,5.

D. 160,28.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là nhóm [156; 159).

Do đó $u_{m} = 156; n_{m-1} = 13, n_{m} = 40, n_{m+1} = 21, u_{m+1} = 159$ .

Mốt của mẫu số liệu trên là:

$M_{O}=156+\frac{40-13}{(40-13)+(40-21)}.(159-156) = \frac{7257}{46} \approx 157,76$.

Bài  8: Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

A. 157,76.

B. 157,25.

C. 158,25.

D. 160,45.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{100}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Cỡ mẫu n = 100 là số chẵn nên trung vị của mẫu số liệu là $\frac{1}{2}(x_{50}+x_{51})$. Do $x_{50}$ và $x_{51}$ thuộc nhóm [156; 159) nên trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:

$M_{e}=156+\frac{\frac{100}{2}-(7+13)}{40}.(159-156)=\frac{633}{4}=158,25$.

Bài 9: Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm trên (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) là

A. 156,25.

B. 157,5.

C. 156,38.

D. 157,54.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Cỡ mẫu n = 100 là số chẵn nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là $\frac{1}{2}(x_{25}+x_{26})$. Do $x_{25}$ và $x_{26}$ thuộc nhóm [156; 159) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:

$Q_{1}=156+\frac{\frac{100}{4}-(7+13)}{40}.(159-156)= \frac{1251}{8} \approx 156,38$.

Bài 10: Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm trên (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) là:

A. 160,52.

B. 161,52.

C. 161,14.

D. 162,25.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Cỡ mẫu n = 100 là số chẵn nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là $\frac{1}{2}(x_{75}+x_{76})$. Do $x_{75}$ và $x_{76}$ thuộc nhóm [159; 162) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:

$Q_{3}=159+\frac{\frac{3.100}{4}-(7+13-40)}{21}.(162-159)= \frac{1128}{7} \approx 161,14$ 

B. TỰ LUẬN

Bài 1: Một công ty bảo hiểm thống kê lại độ tuổi các khách hàng mua bảo hiểm xe ô tô ở bảng sau:

Độ tuổi

[25; 30)

[30; 35)

[35; 40)

[40; 45)

[45; 50)

[50; 55)

Số khách hàng

25

38

62

42

37

29

Hãy ước lượng số trung bình, mốt và các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

Hướng dẫn trả lời:

Bảng tần số ghép nhóm bao gồm giá trị đại diện của các nhóm như sau:

Độ tuổi

[25; 30)

[30; 35)

[35; 40)

[40; 45)

[45; 50)

[50; 55)

Giá trị đại diện

27,5

32,5

37,5

42,5

47,5

52,5

Số khách hàng

25

38

62

42

37

29

Cỡ mẫu n = 233.

• Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$\bar{x}=\frac{27,5.25+32,5.38+37,5.62+42,5.42+47,5.37+52,5.29}{233}=\frac{18625}{466} \approx 39,97$

• Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là [35; 40)

Do đó, $u_{m}=35; n_{m-1}=38; n_{m}=62; n_{m+1}= 42; u_{m + 1}-u_{m}= 40 - 35 = 5$.

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$M_{O}=35+\frac{62-38}{(62-38)+(62-42)}.5= \frac{415}{11}$.

• Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{233}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có:

$x_{1}, ..., x_{25}\in [25; 30); x_{26}, ..., x_{63}\in [30; 35); x_{64}, ..., x_{125}\in [35; 40)$; $x_{126}, ..., x_{167}\in [40; 45); x_{168}, ..., x_{204}\in [45; 50); x_{205}, ..., x_{233}\in [50; 55)$.

Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{233}$ là $x_{117}\in [35; 40)$. Do đó, tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{2}=35+\frac{\frac{233}{2}-(25+38)}{62}.(40-35)= \frac{4875}{124}$.

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{233}$ là $\frac{1}{2}(x_{58}+x_{59})$. Do $x_{58}$ và $x_{59}$ thuộc nhóm [30; 35) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{1}=30+\frac{\frac{233}{4}-25}{38}.(35-30)=\frac{275}{8}$

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{233}$ là $\frac{1}{2}(x_{175}+x_{176})$. Do $x_{175}$ và $x_{176}$ thuộc nhóm [45; 50) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{3}=45+\frac{\frac{3.233}{4}-(25+38+62+42)}{37}.(50-45)=\frac{6815}{148}$

Bài 2: Các bạn học sinh một lớp thống kê số túi nhựa mà gia đình bạn đó sử dụng trong một tuần. Kết quả được tổng hợp lại ở bảng sau:

Số túi

[5; 9]

[10; 14]

[15; 19]

[20; 24]

[25; 29]

Số gia đình

8

15

12

7

2

a) Hãy ước lượng số trung bình và mốt của mẫu số liệu trên.

b) Cô giáo dự định trao danh hiệu “Gia đình xanh” cho 25% gia đình các bạn sử dụng ít túi nhựa nhất. Cô giáo nên trao danh hiệu cho các gia đình dùng không quá bao nhiêu túi nhựa?

Hướng dẫn trả lời:

a) Do số gia đình là số nguyên nên ta hiệu chỉnh lại bảng số liệu bao gồm giá trị đại diện như sau:

Số túi

[4,5; 9,5)

[9,5; 14,5)

[14,5; 19,5)

[19,5; 24,5)

[24,5; 29,5)

Giá trị đại diện

7

12

17

22

27

Số gia đình

8

15

12

7

2

Cỡ mẫu n = 44.

• Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$\bar{x}=\frac{7.8+12.15+17.12+22.7+27.2}{44}=\frac{162}{11} \approx 14,73$

• Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là [9,5; 14,5).

Do đó, $u_{m}=9,5; n_{m-1}= 8; n_{m}=15; n_{m+1}=12; u_{m + 1}- u_{m} = 14,5-9,5 = 5$.

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$M_{0}=9,5+\frac{15-8}{(15-8)+(15-12)}.5=13$

b) Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{44}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có:

$x_{1}, ..., x_{8}\in [4,5; 9,5); x_{9}, ..., x_{23}\in [9,5; 14,5); x_{24}, ..., x_{35}\in [14,5; 19,5)$; $x_{36}, ..., x_{42}\in [19,5; 24,5); x_{43}, x_{44}\in [24,5; 29,5)$.

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{44}$ là $\frac{1}{2}(x_{11}+x_{12})$. Do $x_{11}$ và $x_{12}$ thuộc nhóm [9,5; 14,5) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{1}=9,5+\frac{\frac{44}{4}-(8+0)}{15}.(14,5-9,5)=\frac{21}{2}=10,5$

Do đó, cô giáo nên trao danh hiệu cho gia đình các bạn dùng không quá 10 túi nhựa.

Bài 3:  Bảng sau thống kê doanh số bán hàng của các nhân viên một trung tâm thương mại trong một ngày.

Doanh số (triệu đồng)

[20; 30)

[30; 40)

[40; 50)

[50; 60)

[60; 70)

Số nhân viên

4

8

12

7

5

a) Hãy ước lượng số trung bình, mốt và trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

b) Trung tâm thương mại dự định sẽ thưởng cho 25% số nhân viên có doanh số bán hàng cao nhất. Theo mẫu số liệu trên, trung tâm thương mại nên khen thưởng các nhân viên có doanh số bán hàng ít nhất là bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

a) Bảng tần số ghép nhóm bao gồm giá trị đại diện của các nhóm như sau:

Doanh số (triệu đồng)

[20; 30)

[30; 40)

[40; 50)

[50; 60)

[60; 70)

Giá trị đại diện

25

35

45

55

65

Số nhân viên

4

8

12

7

5

Cỡ mẫu n = 36.

• Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$\bar{x}=\frac{25.4+35.8+45.12+55.7+65.5}{36}=\frac{815}{18}$

• Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là [40; 50).

Do đó, $u_{m} = 40; n_{m-1} = 8; n_{m} = 12; n_{m+1} = 7; u_{m + 1}-u_{m} = 50 -40 = 10$.

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$M_{O}=40+\frac{12-8}{(12-8)+(12-7)}.10=\frac{400}{9}$

• Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{36}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có:

$x_{1}, ..., x_{4}\in [20; 30); x_{5}, ..., x_{12}\in [30; 40); x_{13}, ..., x_{24}\in [40; 50)$; $x_{25}, ..., x_{31}\in [50; 60); x_{32}, ..., x_{36}\in [60; 70)$.

Cỡ mẫu n = 36 là số chẵn nên trung vị $M_{e}=\frac{1}{2}(x_{18}+x_{19})$. Do $x_{18}$ và $x_{19}$ thuộc nhóm [40; 50) nên trung vị của mẫu số liệu là

$M_{e}=40+\frac{\frac{36}{2}-(4+8)}{12}.(50-40)=45$

b) Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3}; ...; x_{36}$ là $\frac{1}{2}(x_{27}+x_{28})$. Do $x_{27}$ và $x_{28}$ thuộc nhóm [50; 60) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{3}=50+\frac{\frac{3.36}{4}-(4+8+12)}{7}.(60-50)=\frac{380}{7} \approx 54,29$

Do đó, trung tâm thương mại nên khen thưởng các nhân viên có doanh số bán hàng một ngày ít nhất là 54,29 triệu đồng.

Bài 4: Một cửa hàng sách thống kê số truyện thiếu nhi bán được trong hai tháng ở bảng sau:

Số sách

[14; 20]

[21; 27]

[28; 34]

[35; 41]

[42; 48]

Số ngày

5

7

25

15

9

Hãy ước lượng số trung bình, mốt và các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

Hướng dẫn trả lời:

a) Do số ngày là số nguyên nên ta hiệu chỉnh bảng tần số ghép nhóm bao gồm giá trị đại diện của các nhóm như sau:

Số sách

[13,5; 20,5)

[20,5; 27,5)

[27,5; 34,5)

[34,5; 41,5)

[41,5; 48,5)

Giá trị đại diện

17

24

31

38

45

Số ngày

5

7

25

15

9

Cỡ mẫu n = 61.

• Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$\bar{x}=\frac{17.5+24.7+31.25+38.15+45.9}{61}=\frac{2003}{61}$

• Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là [27,5; 34,5).

Do đó, $u_{m}=27,5; n_{m-1}= 7; n_{m}= 25; n_{m+1} = 15; u_{m + 1}- u_{m} = 34,5-27,5 = 7$.

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là:

$M_{o}=27,5+\frac{25-7}{(25-7)+(25-15)}.7=32$.

• Gọi $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{61}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có:

$x_{1}, ..., x_{5}\in [13,5; 20,5); x_{6}, ..., x_{12}\in [20,5; 27,5); x_{13}, ..., x_{37}\in [27,5; 34,5)$; $x_{38}, ..., x_{52}\in [34,5; 41,5); x_{53}, ..., x_{61} \in [41,5; 48,5)$.

Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{61}$ là $x_{31}$. Do $x_{31}\in [27,5; 34,5)$ nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{2}=27,5+\frac{\frac{6}{12}-(5+7)}{25}.(34,5-27,5)=\frac{817}{25}=32,68$

Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3};...; x_{61}$ là $\frac{1}{2}(x_{15}+x_{16})$. Do $x_{15}$ và $x_{16}$ thuộc nhóm [27,5; 34,5) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{1}=27,5+\frac{\frac{61}{4}-(5+7)}{25}.(34,5-27,5)=\frac{2841}{100}= 28,41$

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; x_{3}; ...; x_{61}$ là $\frac{1}{2}(x_{46}+x_{47})$. Do $x_{46}$ và $x_{47}$ thuộc nhóm [34,5; 41,5) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là

$Q_{3}=34,5+\frac{\frac{3.61}{4}-(5+7+25)}{15}.(41,5-34,5)=\frac{463}{12}$.

Bài 5: Kết quả điều tra về số giờ làm thêm trong một tuần của 100 sinh viên được cho ở biểu đồ bên.

Hướng dẫn trả lời:

Hãy ước lượng số trung bình, mốt và các tứ phân vị của số liệu đó.

Hướng dẫn trả lời:

Từ mẫu số liệu ghép nhóm, ta có bảng thống kê số giờ làm thêm trong một tuần của 100 sinh viên như sau:

Số giờ làm thêm

[2; 4)

[4; 6)

[6; 8)

[8; 10)

[10; 12)

Số giờ làm thêm đại diện

3

5

7

9

11

Số sinh viên

12

20

37

21

10

Cỡ mẫu n = 100.

Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm trên là

$\bar{x}=\frac{3.12+5.20+7.37+9.21+11.10}{100}= 6,94$.

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu trên là nhóm [6; 8).

Do đó: $u_{m} = 6; n_{m} = 37; n_{m -1} = 20; n_{m + 1} = 21; u_{m + 1} =8$.

Vậy mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là

$M_{O}=6+\frac{37-20}{(37-20)+(37-21)}.(8-6)=\frac{232}{33}\approx 7,03$

Gọi $x_{1}; x_{2}; ...; x_{100}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu $x_{1}; x_{2}; ...; x_{100}$ là $\frac{1}{2}(x_{50}+x_{51})$. Do $x_{50}$ và $x_{51}$ thuộc nhóm [6; 8) nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là

$Q_{2}=6+\frac{\frac{100}{2}-(12+20)}{37}.(8-6)=\frac{258}{37} \approx 6,97$

Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu $x_{1}; x_{2}; ...; x_{100}$ là $\frac{1}{2}(x_{25}+x_{26})$. Do $x_{25}$ và $x_{26}$ thuộc nhóm [4; 6) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là

$Q_{1}=4+\frac{\frac{100}{4}-(12+0)}{20}.(6-4)=5,3$.

Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2}; ...; x_{100}$ là $\frac{1}{2}(x_{75}+x_{76})$. Do $x_{75}$ và $x_{76}$ thuộc nhóm [8; 10) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là

$Q_{3}=8+\frac{\frac{3.100}{4}-(12+20+37)}{21}.(10-8)=\frac{60}{7} \approx 8,57$

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Toán học 11 Chân trời, Giải SBT Toán học 11 chân trời, Giải sách bài tập Toán học 11 Chân trời bài: Bài tập cuối chương 5

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 11 chân trời sáng tạo

TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

CHƯƠNG III. GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG IV. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com