Câu 1: Trang 45 VNEN toán 5 tập 1
Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
a. $\frac{5}{23}$; $\frac{13}{23}$; $\frac{62}{23}$; $\frac{12}{23}$ b. $\frac{3}{4}$ ; $\frac{2}{3}$; $\frac{7}{12}$; $\frac{5}{6}$
Trả lời:
a. $\frac{5}{23}$; $\frac{13}{23}$; $\frac{62}{23}$; $\frac{12}{23}$
Do các phân số có cùng mẫu số. Do đó, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vì vậy, ta sắp xếp từ lớn đến bé như sau:
=> $\frac{62}{23}$ -> $\frac{13}{23}$ -> $\frac{12}{23}$ -> $\frac{5}{23}$
b. $\frac{3}{4}$ ; $\frac{2}{3}$; $\frac{7}{12}$; $\frac{5}{6}$
Do các phân số khác mẫu số nên ta phải quy đồng mẫu số:
Ta sắp xếp như sau:
=> $\frac{10}{12}$ -> $\frac{9}{12}$ -> $\frac{8}{12}$ -> $\frac{7}{12}$ hay $\frac{5}{6}$ -> $\frac{3}{4}$ -> $\frac{2}{3}$ -> $\frac{7}{12}$
Câu 2: Trang 45 VNEN toán 5 tập 1
Tính:
$\frac{3}{5} - \frac{1}{15}\times \frac{10}{13}$
$\frac{1}{2} + \frac{3}{8} : \frac{3}{4}$
$\left ( \frac{3}{5}-\frac{3}{20} \right )\times \frac{4}{5}$
Trả lời:
a. $\frac{3}{5} - \frac{1}{15}\times \frac{10}{13} = \frac{3}{5} - \frac{10}{195} = \frac{117}{195} - \frac{10}{195}= \frac{107}{195}$
b. $\frac{1}{2} + \frac{3}{8} : \frac{3}{4}= \frac{1}{2}+ \frac{3}{8}\times \frac{4}{3}=\frac{1}{2}+\frac{12}{24}=\frac{12}{24}+\frac{12}{24}=\frac{24}{24}=1$
c. $\left ( \frac{3}{5}-\frac{3}{20} \right )\times \frac{4}{5}= \left ( \frac{12}{20} - \frac{3}{20} \right )\times \frac{4}{5}=\frac{9}{20}\times \frac{4}{5}=\frac{36}{100}$
Câu 3: Trang 46 VNEN toán 5 tập 1
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng bằng $\frac{3}{4}$ chiều dài.
a. Tính diện tích mảnh vườn
b. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ $15m^{2}$ thì thu hoạch được 10kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn thu hoạch được bao nhiêu kg rau?
Trả lời:
a. Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
(20 : 4) x 3 = 15 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
20 x 15 = 300 ($m^{2}$)
b. 300$m^{2}$ gấp $15m^{2}$ số lần là:
300 : 15 = 20 (lần)
Vậy mảnh vườn đó có số kg rau là:
10 x 20 = 200 (kg)
Đáp số: a. 300 $15m^{2}$
b. 200 kg
Câu 4: Trang 46 VNEN toán 5 tập 1
Giải bài toán sau:
Để lát một cái sân hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng 18m, người ta dùng gạch hình vuông có chiều dài 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền cái sân đó? (Coi phần diện tích mạch vữa không đáng kể).
Trả lời:
Diện tích cái sân hình chữ nhật là:
24 x 18 = 432 ($m^{2}$)
Một viên gạch có diện tích là:
30 x 30 = 900 ($cm^{2}$)
Đổi: 432$m^{2}$ = 4320000 $cm^{2}$
Vậy để lát cái sân hình chữ nhật cần số viên gạch là:
4320000 : 900 = 4800 (viên gạch)
Đáp số: 4800 viên gạch
Câu 5: Trang 46 VNEN toán 5 tập 1
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ bên là:
A. 96$m^{2}$ B. 192$m^{2}$ C. 224$m^{2}$ D. 288$m^{2}$
Trả lời:
Cách giải:
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật khi chưa cắt là:
24 x 12 = 288 ($m^{2}$)
Diện tích miếng bìa hình vuông bị cắt là:
8 x 8 = 64 ($m^{2}$)
Vậy, diện tích miếng bìa sau khi bị cắt như hình là:
288 - 64 = 224 ($m^{2}$)
=> Vậy đáp án đúng là: C. 224$m^{2}$
Anh Tuấn muốn sơn một bức tường hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng bằng $\frac{1}{3}$ chiều dài. Biết rằng trung bình cứ sơn 1$m^{2}$ thì hết 200g sơn nước.
Em hãy giúp anh Tuấn tính xem cần bao nhiêu kg sơn nước để sơn bức tường đó.
Trả lời:
Chiều rộng bức tường hình chữ nhật là:
(9 : 3) x 1 = 3 (m)
Vậy diện tích bức tường hình chữ nhật là:
9 x 3 = 27 ($m^{2}$)
Số kg sơn nước cần để sơn tường là:
27 x 200 = 5400 (g) = 5,4 kg
=> Vậy, anh Tuấn cần 5,4kg sơn nước để sơn xong bức tường hình chữ nhật.