Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Giải toán 6 tập 1 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?. Tất cả các bài tập trong bài học này đều được hướng dẫn giải chi tiết dễ hiểu. Các em học sinh tham khảo để học tốt môn toán 6 nhé. Hãy comment lại bên dưới nếu các em chưa hiểu. Thầy cô luôn sẵn sàng trợ giúp

[toc:ul]

Giải bài tập 46: Gọi N là một điểm...

Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.

Bài giải:

Ta có hình vẽ:

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Vì N nằm giữa hai điểm A và B.

=>  IN + NK = IK

Mà IN = 3cm , NK = 6cm 

<=>  3 + 6 = 9cm.

Vậy IK = 9cm.

Câu 47: Gọi M là một điểm...

Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.

Bài giải:

Ta có hình vẽ:

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Vì M nằm giữa E, F.

=>  EM + MF = EF.

=>  MF = EF - EM = 8 - 4 = 4 cm.

Vì EM = MF  ( 4 = 4 ) hay hai đoạn thẳng EM và MF có độ dài bằng nhau.

Giải bài tập 48: Em Hà có sợi dây...

Em Hà có sợi dây dài 1,25m, em dùng dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?

Bài làm:

Ta có:    (chiều rộng lớp học) = (độ dài sau 4 lần đo) + (15 độ dài sợi dây)

Theo giả thiết: Chiều dài của 155 sợi dây.

=> Chiều dài của lớp học  là: 1,25.15=0,25 (m)

=> Chiều rộng lớp học là: 4.1,25+0,25=5,25 (m)

Vậy chiều rộng lớp học là 5,25 m.

Giải bài tập 49: Gọi M và N là...

Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng AB. Biết rằng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.52).

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Bài giải:

TH a)

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Vì M nằm giữa hai điểm A và N =>  AN = AM + MN.

Vì N nằm giữa hai điểm B và M => BM = BN + MN.

Theo đề bài:  AN = BM

=>  AM + MN = BN + MN. 

=> AM = BN.

Vậy AM = BN.

TH b)

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Vì N nằm giữa hai điểm A và M.

=>  AN + MN = AM => AN = AM - MN

Vì M nằm giữa hai điểm B và N.

=> BM + MN = BN => BM = BN - MN

Theo đề bài:. AN = BM

=> AM - MN = BN - MN

=> AM = BN

Vậy AM = BN.

Giải bài tập 50: Cho ba điểm V, A, T...

Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:  TV + VA = TA

Bài làm:

Ta có hình vẽ:

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Nếu TV + VA = TA thì điểm V nằm giữa hai điểm T và A.

Giải bài tập 51: Trên một đường thẳng...

Trên một đường thẳng hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA = 2cm, VT = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài giải:

Ta có hình vẽ:

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Vì TA + VA = 1 cm + 2 cm = 3 cm = VT

==> điểm A nằm giữa hai điểm T và V.

Giải bài tập 52: Đố: Quan sát hình...

Đố: Quan sát hình 53 và cho biết nhận xét sau đúng hay sai:

Đi từ A đến B thì đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất.

Giải toán 6 bài: Khi nào thì AM + MB = AB ?

Bài giải:

Chú ý: " Đường thẳng bao giờ cũng là con đường ngắn nhất ".

=>  Ta đi từ A đến B theo đường thẳng là ngắn nhất.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải toán lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net