Giải toán 6 bài: Nửa mặt phẳng

Giải toán 6 tập 2 bài: Nửa mặt phẳng. Tất cả các bài tập trong bài học này đều được hướng dẫn giải chi tiết dễ hiểu. Các em học sinh tham khảo để học tốt môn toán 6 nhé. Hãy comment lại bên dưới nếu các em chưa hiểu. Thầy cô luôn sẵn sàng trợ giúp

[toc:ul]

Giải bài tập 1: Hãy kể tên...

Hãy kể tên một số hình ảnh của mặt phẳng.

Bài giải:

Trong cuộc sống, xung quanh chúng ta có rất nhiều hình ảnh của mặt phẳng. Ví dụ như: Mặt nước yên lặng, mặt gương, mặt bàn, mặt bảng, mặt tờ giấy, …

Giải bài tập 2: Hãy gấp...

Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau hay không?

Bài giải:

Giải toán 6 bài: Nửa mặt phẳng

Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng do đó nó là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. (ảnh trên)

Giải bài tập 3: Điền vào chỗ trống...

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng  …….

b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt ……...

Bài giải:

Từ cần điền vào chỗ chấm là:

a) nửa mặt phẳng đối nhau.

b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.

Giải bài tập 4: Cho ba điểm...

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB, AC và không đi qua A,B,C.

a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a,

b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a hay không?

Bài giải:

Giải toán 6 bài: Nửa mặt phẳng

a) Tên gọi của hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a là: ửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A và nửa mặt phẳng bờ a chứa B và C.

b) Đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a.

(Giải thích: Do A, B, C không thẳng hàng mà đường thẳng a cắt AB, AC (gt) nên đường thẳng a không thể cắt BC)

Giải bài tập 5: Gọi M là...

Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM.

Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

Bài giải:

Giải toán 6 bài: Nửa mặt phẳng

Vì O không nằm trên đường thẳng AB và M nằm giữa hai điểm A, B nên tia OM cắt AB tại M

=>  Tia OM nằm giữa hai tia OA, OB.

Nhận xét: Bài toán này cho ta thấy quan hệ giữa điểm nằm giữa của đoạn thẳng và tia nằm giữa hai tia: Nếu M nằm giữa hai điểm A, B và điểm O không nằm trên đường thẳng AB thì OM nằm giữa hai tia OA,OB và ngược lại.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải toán lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net