Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi khởi động: “Ngay từ khi hóa học hữu cơ mới ra đời, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu vấn đề thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử, người ta gọi đó là cấu tạo hóa học. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ được biểu diễn như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi khởi động
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra các câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 11: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 62. 1. So sánh cấu tạo hóa học của ethanol và dimethyl ether. Nhận xét về một số tính chất cơ bản của hai chất này dựa vào dữ liệu đã cung cấp trong ví dụ 1
2. Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất có trong hình 11.1 3. Quan sát bảng 11.1 so sánh thành phần phân tử cấu tạo tạo hóa học và tính chất của các chất sau a) CH4 và CCl4 b) CH3Cl và CHCl3 c) CH3OH, CH3CH2OH và CH3OCH3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK tr 61, 62. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK tr 61, 62. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ
| 1. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC * Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ Trả lời CH thảo luận 1-3 1. Ethanol và dimethyl ether giống nhau về công thức phân tử (C2H6O) nhưng khác nhau về công thức cấu tạo (ethanol có nhóm chức -OH, dimethyl ether có nhóm chức - O -. ⇒ NX: Một số tính chất cơ bản (TCVL, TCHH) của 2 chất này khác nhau. 2. Mạch carbon tương ứng với các chất có trong hình 11.1 lần lượt là: Mạch thẳng không nhánh, mạch thẳng có nhánh, mạch vòng không nhánh, mạch vòng có nhánh.
3. (Nội dung trả lời – bên dưới) Kết luận: Nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và thứ tự liên kết. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4 và nguyên tử carbon có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc liên kết với nhau tạo thành mạch carbon (vòng, không vòng, nhánh, không nhánh) Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử). |
Nội dung trả lời CH thảo luận 3
Khác: Cấu tạo hoá học, cụ thế là khác về loại nguyên tử, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, thể khác nhau.
Khác cấu tạo hoá học, cụ thế là khác về loại nguyên tử; tính chất (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, thể, ứng dụng).
Khác: CH3OH, CH3CH2OH chứa nhóm chức hydroxy (-OH); CH3OCH3 chứa nhóm chức ether (- O - ) nên tính chất khác nhau (thể, tính tan trong nước, tính chất hoá học).
Hoạt động 2: Biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (4 - 5 HS) yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 62, 63 4. Cho biết ý nghĩa công thức phân tử và công thức cấu tạo
5. Công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn khác nhau điểm gì?
GV hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK tr 62, 63 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK tr 62, 63 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cách biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ | 1. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC * Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ * Biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ Trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK 4. Công thức phân tử: Cho biết hợp chất hữu cơ có nguyên tổ hoá học nào, số lượng nguyên tử của từng nguyên tố. - Công thức cấu tạo: Cho biết hợp chất hữu cơ có nguyên tổ hoá học nào, số lượng nguyên tử của từng nguyên tế, biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử. 5. Công thức cấu tạo thu gọn không biểu diễn liên kết đơn giữa nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác. Công thức cấu tạo đầy đủ, biểu diễn liên kết đơn giữa nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác. Kết luận: Cấu tạo của hợp chất hưuc cơ có thể biểu diễn dưới 3 dạng: - CTCT đầy đủ: biểu diễn đầy đủ tất cả các liên kết trên một mặt phẳng. - CTCT thu gọn: Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành một nhóm - CT khung phân tử: Dùng nét gạch để biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C với nhau và nguyên tử C với nguyên tử khác (không phải H) |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác